Đại sứ Mỹ tại Syria tiết lộ 'sốc' về lý do thực sự Mỹ rút quân

Mỹ đang muốn biến Syria thành một phiên bản Afghanistan để Nga sa lầy ở quốc gia này, từ đó làm Nga sụp đổ theo âm mưu “diễn biến hòa bình”.

Tại sao Mỹ đột nhiên rút quân khỏi Syria, làm cho “cánh tay” lực lượng người Kurd cũng phải “khổ sở van nài”. Ban đầu, Mỹ là vị khách không mời mà đến ở Syria, vậy mục đích Mỹ gửi quân tới Syria là gì? Có phải chỉ để quét sạch Nhà nước Hồi giáo? Sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria, điều đó có nghĩa là Mỹ đã thất bại toàn diện trong cuộc cạnh tranh với Nga ở Syria và Moscow là người chiến thắng cuối cùng? Mới đây Đại sứ Mỹ tại Syria James Jeffrey cuối cùng đã tiết lộ sự thật sốc.

{keywords}
Mỹ đã giăng bẫy sẵn ở Syria chờ Nga nhảy vào “vũng bùn” này. Nguồn: Sohu.

Trả lời trong một cuộc phỏng vấn, ông James Jeffrey thẳng thắn tuyên bố rằng, mục đích của việc Mỹ đưa quân đến Syria là tạo ra một Afghanistan mới và để Nga rơi vào “vũng bùn” của chiến tranh. Thừa nhận của ông James Jeffrey đã tạo ra bất ngờ cho giới quan sát, do đây đã là dự đoán của nhiều chuyên gia quân sự sau khi nội chiến Syria bùng nổ, nhưng chưa bao giờ được Mỹ nhắc đến.

Tổng thống Syria Assad chỉ chấp thuận 2 quốc gia hiện diện quân sự ở Syria đó là Nga và Iran, Mỹ “không mời mà đến” và chiến lược của Mỹ là là tiến hành các cuộc chiến ủy nhiệm, thông qua việc hỗ trợ mạnh mẽ cho các lực lượng vũ trang người Kurd và thành lập một nhà nước mới ở Syria.

{keywords}
Ông Trump lợi dụng chiến tranh ở Syria để “hạ bệ” người đồng cấp Putin? Nguồn: Sohu.

Việc tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo chỉ là một cái cớ, để bảo vệ lực lượng vũ trang người Kurd, Mỹ cũng đã gửi một số lượng nhỏ lực lượng đặc biệt, số lượng lính Mỹ thực sự không thể cạnh tranh với Nga nhưng đủ để biến Syria thành một “vũng bùn” đối với Moscow.

Mặc dù cách Nga hiện diện quân sự ở Syria là nhằm hỗ trợ Chính phủ Assad và khác xa với phương pháp Mỹ hiện diện ở Afghanistan, đơn thuần chỉ là xâm lược. Tuy nhiên, xét từ góc độ chiến tranh, trong một cuộc chiến không có sự hiện diện của một quốc gia nào ngoài khu vực được chào đón hoàn toàn, do vậy, Nga với mục đích chính nghĩa nhưng cũng đã gặp phải nhiều sự phản đối, thậm chí là trong nội bộ Chính phủ Syria.

{keywords}
Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào Syria để tranh giành lợi ích với Nga. Nguồn: Sohu.

Còn đối với Nga, hỗ trợ Chính phủ Syria cũng chỉ là một mục đích cơ bản, quan trọng nhất đó là Nga muốn mượn cuộc chiến này để trở lại khu vực Trung Đông. Syria sẽ trở thành điểm tựa chiến lược của Nga, để Moscow mở rộng ảnh hưởng ở Địa Trung Hải, phối  hợp với Libya để cùng tấn công Mỹ và NATO từ hai phía, qua đó, thực thi chính sách chống bao vây đối với NATO và đồng minh. Nắm bắt được chiến lược của Nga, Mỹ chỉ duy trì một lực lượng nhỏ ở Syria hỗ trợ lực lượng người Kurd cũng đã đủ để tạo thành “hòn đá tảng” ngáng đường Nga.

Do đó, khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chiến dịch quân sự cành ô liu và chiến dịch Mùa xuân hòa bình, Nga đã ủng hộ mạnh mẽ Thổ Nhĩ Kỳ tấn công các căn cứ của lực lượng vũ trang người Kurd, đồng thời cũng “cổ vũ” Ankara “hành quân” đến căn cứ quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ lại chủ động rút quân, bỏ mặc lực lượng người Kurd. Sau đó, Tổng thống Trump chính thức tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria.

{keywords}
Mâu thuẫn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria ngày càng sâu sắc. Nguồn: Sohu.

Kết quả là, ở miền bắc Syria, cuộc xung đột chính không còn là Mỹ và Nga, mà là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, trong đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất hiện mâu thuẫn sâu sắc ở Idlib. Tiếp theo đó, sau khi Mỹ rút quân, tại khu vực do Tổng thống Assad kiểm soát, xung đột giữa Nga và Iran cũng đã dần tăng lên, do những mục đích khác nhau của cả hai bên.

Theo số liệu thống kê không chính thức, Iran duy trì gần 100.000 quân ở Syria, và một số lượng lớn các trường tôn giáo đã được thành lập để truyền bá những ý tưởng “cực đoan” của cố Giáo chủ Khomeini, điều này đã vi phạm lợi ích của Nga. Do vậy, mâu thuẫn giữa Nga và Iran dần trở nên gay gắt hơn. Đến nay, cơ bản âm mưu của Mỹ đã dần lộ ra, Mỹ không muốn chiếm đóng Syria, một Afghanistan đã làm các lực lượng Mỹ “đau đầu”, sự khống chế của Mỹ ở Iraq cũng rơi vào hoàn cảnh “lực bất tòng tâm”.

{keywords}
Chiến trường Syria đang trở thành “võ đài” cho những tuyệt chiêu chính trị của các nước lớn. Nguồn: Sohu.

Mục đích duy nhất của Mỹ ở Syria đó là làm cho Nga trở thành “bá chủ” ở Syria, sau đó thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau để kích động quan hệ Nga – Thổ và Nga – Iran, từ đó làm Nga sa lầy ở Syria. Với một nền kinh tế “mong manh dễ vỡ” như hiện nay của Nga, việc sa lầy ở Syria có thể sẽ làm Nga tự sụp đổ theo ý đồ “diễn biến hòa bình” mà Mỹ đã thực hiện ở nhiều quốc gia.

Thực tế cho thấy, ý đồ của Mỹ đã thành công phần nào, Tổng thống Putin hiện nay cũng đang trong hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi mâu thuẫn giữa Nga với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ngay càng sâu sắc ở Syria và không thể giải quyết trong ngắn hạn, trong khi đó, nếu rút quân thì Nga sẽ mất tất cả.

Đức Trí (lược dịch)

Chùm ảnh cuộc sống làng quê Triều Tiên nhìn từ bên kia biên giới

Các phóng viên của Reuters đã ghi lại được những hình ảnh về cuộc sống làng quê Triều Tiên ở gần biên giới với Hàn Quốc và Trung Quốc.

Những thành phố có nhiều tỷ phú nhất thế giới

Gần 1/3 tỷ phú thế giới sống tập trung ở 16 thành phố, trong đó châu Á có 6 đại diện.

Cựu Thủ tướng New Zealand Ardern được phong Quý bà

Cựu Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã được phong Quý bà, một trong những danh hiệu cao quý nhất của đất nước.

Sát hại bạn gái hơn 14 tuổi sau khi cảnh sát triệu tập vì nghi bạo lực hẹn hò

HÀN QUỐC - Các công tố viên Seoul đang điều tra thêm, và truy tố đối tượng bị tình nghi giết bạn gái hơn 14 tuổi, sau khi bị cáo buộc bạo lực hẹn hò.

Cựu 'phó tướng' của ông Trump tranh cử tổng thống Mỹ

Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ cho biết, cựu Phó Tổng thống Mike Pence đã nộp hồ sơ tranh cử, bắt đầu tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024.

Mỹ cảnh báo nguy cơ va chạm với Trung Quốc sau loạt sự cố trên biển

Nhà Trắng cho rằng các cuộc chạm mặt trên biển giữa lực lượng Mỹ và Trung Quốc có thể dẫn tới những sự cố gây thương vong.

Nga bác tin Tổng thống Putin đưa ra thông điệp khẩn

Điện Kremlin khẳng định một số đài phát thanh gần Ukraine đã bị tin tặc chiếm sóng, dẫn tới việc một bài phát biểu giả giọng Tổng thống Putin được phát đi vào ngày 5/6.

Tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm năm thứ 7 liên tiếp

2022 là năm thứ 7 liên tiếp, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,25. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức 2,06 - 2,07 được coi là cần thiết để duy trì dân số.

Gần 80 nữ sinh ở Afghanistan nghi bị đầu độc

Một quan chức giáo dục ở Afghanistan cho biết, gần 80 học sinh nữ đã phải nhập viện vì tình nghi bị đầu độc trong 2 vụ tấn công riêng rẽ nhằm vào các trường tiểu học ở miền bắc đất nước.

Video cầu 4 làn bắc qua sông Hằng bất ngờ sập

ẤN ĐỘ - Một cây cầu 4 làn bắc qua sông Hằng, đang được xây dựng ở Bhagalpur, bang Bihar bất ngờ đổ sập lần thứ hai trong năm, song không gây ra thương vong nào.

Đang cập nhật dữ liệu !