Đại pháo Koksan của Triều Tiên: “Hung thần” khiến Hàn Quốc và Mỹ khiếp sợ

Theo tạp chí National Interest, trong bối cảnh tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang gây được sự chú ý, song họ có một loại vũ khí có thể khai hỏa đạn pháo nổ hoặc đạn pháo hóa học xuống thủ đô Seoul của Hàn Quốc.

Loại vũ khí đó là pháo tự hành 170mm Koksan. Nếu sử dụng đạn pháo được trang bị động cơ đẩy, tầm bắn của nó có thể lên đến gần 60km. Pháo Koksan thuộc về dòng đại pháo được dùng vào nửa đầu thế kỷ 20 nhằm phá hoại các công sự và các mục tiêu quan trọng của đối phương. Song loại khí tài đã dần không còn được sử dụng do các loại máy bay tiêm kích và oanh tạc cơ ngày càng được ưa chuộng. Thế nhưng, bán đảo Triều Tiên có diện tích nhỏ và địa hình đồi núi, vì vậy loại đại pháo này rất hữu hiệu.

Pháo tự hành Koksan của Triều Tiên.

Nguồn gốc của Koksan đến nay vẫn chưa rõ. Ngay cả tên gọi của nó (tên đầy đủ là M1978 Koksan) không phải là tên thật, mà là tên các cơ quan tình báo phương Tây đặt cho do nó lần đầu được phát hiện tại hạt Koksan, Triều Tiên vào năm 1978. Phần lớn các loại vũ khí do Triều Tiên chế tạo đều dựa trên thiết kế của khí tài Liên Xô, song Liên Xô chưa bao giờ phát triển loại đại pháo như vậy. Nhiều người cho rằng pháo này được dựa trên pháo K18 của Đức hoặc các pháo lớn của Nhật Bản dùng trong Thế chiến II.

Tháp pháo của M1978 được đặt trên thân của xe tăng Type 59 của Trung Quốc. Tổ lái và vận hành pháo Koksan không được che chắn trước đạn và bom của quân thù, và bản thân pháo không có khoang chứa đạn trên xe. Vì vậy nó phải được bố trí tại nơi có kho chứa hoặc các xe vận tải để có thể liên tục pháo kích. Triều Tiên biết rõ điều này, do đó họ đã cho đào hầm trong các lòng núi và đặt các pháo Koksan tại đó để bảo vệ và che giấu vị trí pháo.

Pháo Koksan đã được ứng dụng thực chiến trong quá khứ, khi vào năm 1987 Triều Tiên đã bán cho Iran một số lượng lớn loại pháo này cho Iran. Năm 1986, trong chiến tranh Iran – Iraq, quân đội Iran đã chiếm được bán đảo al-Faw, nằm sát mỏ dầu của Kuwait (đồng minh Iraq thời đó). Iran cho pháo Koksan tới bán đảo này và pháo kích mỏ dầu của Kuwait để cản trở hoạt động sản xuất dầu của nước này. Đến năm 1988, quân đội Iraq đã bất ngờ tập kích quân Iran nhân dịp lễ Ramadan và thu giữ được nhiều pháo Koksan sau đó.

Trong khoảng thời gian này, Triều Tiên bắt đầu sử dụng phiên bản Koksan M1989, sử dụng thân xe dài hơn danh cho một tổ lái gồm 4 người. Thêm vào đó, trên xe giờ đây đã có khoang chứa cho phép xe mang theo 12 đạn pháo. Điều này cho phép pháo có thể khai hỏa với tốc độ từ 3 đến 4 lần/phút khi mở màn, trước khi giảm xuống chỉ còn 1 lần/phút.

Pháo Koksan đã được quân đội Iran sử dụng trong chiến tranh những năm 1980.

Năm 2012, Viện Nghiên cứu Nautilus của Mỹ đã công bố một báo cáo kết luận rằng hiểm họa từ pháo Koksan đã bị phóng đại. Thứ nhất, mặc dù có tầm bắn khá xa, song Triều Tiên vẫn phải triển khai nó dọc khu Phi quân sự mới có thể thực sự công kích Seoul, điều này có nghĩa là nó sẽ phải hứng chịu các đợt tấn công đáp trả.

Thêm vào đó, sẽ phải mất nhiều tháng Triều Tiên mới có thể thực sự tàn phá một thành phố lớn như Seoul, trong khi xung đột trên bán đảo Triều Tiên nếu nổ ra có thể sẽ kết thúc trong vài tuần. Ngoài ra, không ai có thể chắc chắn rằng quân đội Triều Tiên sẽ tập trung tấn công khu dân cư khi các mục tiêu quân sự sẽ có tầm quan trọng hơn và nguy cơ khiến nhiều người Trung Quốc ở Hàn Quốc thiệt mạng (và khiến Bắc Kinh tức giận) sẽ rất cao.

Tuy vậy, Seoul có dân số đông hơn rất nhiều so với nhiều thành phố lớn khác trên thế giới, và mức độ thiệt hại về người sẽ lớn hơn gấp nhiều lần. Phần lớn thiệt hại gây sẽ bắt đầu từ đợt nã pháo đầu tiên khi các nạn nhân không có cơ hội để ẩn nấp. Báo cáo của Nautilus ước tính sẽ có khoảng 29.000 người chết và sẽ có hàng trăm ngàn người tị nạn tháo chạy trên các tuyến đường giao thông của Hàn Quốc, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Đó là chưa kể Triều Tiên có thể đã nâng cấp pháo và dùng đầu đạn hóa học, điều mà nhiều chuyên gia tin có thể thực hiện được.

Sự hiện diện của các pháo Koksan dọc biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ là mối đe dọa rất lớn đối với dân thường. Mặc dù nó có nhiều nhược điểm về hậu cần và khả năng sống sót trong điều kiện thực tế, cũng như những nguy cơ về ngoại giao có thể xảy ra, song pháo Koksan là một loại vũ khí đáng sợ và cần phải được đề phòng.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !