Đại dịch Covid-19 đẩy châu Mỹ Latinh đến vực thẳm nghèo đói và hỗn loạn
Theo Guardian, châu Mỹ Latinh hiện là tâm điểm của đại dịch Covid-19 thế giới khi ghi nhận hơn 120 nghìn ca tử vong.
Sau đại dịch Covid-19 sẽ còn hàng núi rác thải điện tử
Khối lượng rác thải điện tử trên thế giới đang gia tăng ở mức đáng báo động, chỉ riêng trong năm 2019, theo thống kê của Liên Hợp Quốc đã có hơn 53 triệu tấn thiết bị gia dụng và văn phòng đã đi đến bãi rác.
Theo đó, chuyên gia người Mexico, ông Eduardo Ortiz-Suarez lo ngại rằng đại dịch có thể “đánh gục” nền kinh tế Mỹ Latinh, 52 triệu người có thể phải sống dưới mức nghèo khổ. Ngoài ra, nơi bị ảnh hưởng bởi đại dịch lớn nhất có nguy cơ gia tăng tội phạm có tổ chức và các biến động xã hội khác nhau tùy thuộc vào việc đại dịch kéo dài bao lâu.
Đại dịch Covid-19 đưa châu Mỹ Latinh vào vực thẳm của nghèo đói và hỗn loạn. (Ảnh: Reuters) |
Theo Guardian, Mỹ Latinh nơi có 8% dân số thế giới sinh sống và là tâm điểm của đại dịch Covid-19. Khu vực này có hơn 120 nghìn ca tử vong do Covid-19. Brazil là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng sự lây nhiễm đang lan sang các quốc gia khác. Mexico chiếm vị trí thứ 5 trên thế giới về ca tử vong, sau khi vượt qua Pháp hôm 5/7.
Ngoài ra, Covid-19 tấn công mạnh vào giới tinh hoa chính trị ở Nicaragua, họ bị buộc tội cố tình che giấu dịch bệnh. Số lượng các bệnh mắc mới cũng đang gia tăng ở Chile, Argentina và Bolivia.
Guardian lưu ý rằng, đối với Venezuela con số chính thức chỉ có 6.273 trường hợp mắc bệnh được ghi nhận, nhưng nhiều người hoài nghi các dữ liệu của chính phủ cung cấp.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Giám đốc quốc gia của Cục Dịch tễ học thuộc Bộ Y tế Mexico, ông Jose Luis Alomia nêu rõ: “Tính tới ngày 4/7, 30.366 người xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 đã tử vong”.
Lý do dẫn đến tình trạng này được cho là do Mexico đã không triển khai xét nghiệm trên diện rộng, thay vào đó chỉ thực hiện kiểm tra đối với những bệnh nhân ốm yếu nhất.
Tuy nhiên, theo Guardian có những tia hy vọng mới. Đó là Uruguay đã xoay sở để ngăn chặn dịch bệnh thông qua xét nghiệm hàng loạt. Uruguay là quốc gia Nam Mỹ duy nhất nằm trong Danh sách các nước Du lịch an toàn của Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, tình hình cũng được tạm kiểm soát ở Paraguay và Ecuador.
Tại Brazil, tình hình trở nên khó khăn hơn nhiều khi Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro không có nhiều biện pháp hạn chế đối với đại dịch, bỏ bê việc giữ khoảng cách xã hội và khuyến khích người Brazil quay trở lại làm việc, mặc dù số lượng ca mắc mới tiếp tục tăng.
Trong bối cảnh đó, nhiều lo ngại cho rằng đại dịch sẽ có tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế của khu vực. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Mỹ Latinh sẽ giảm 9,4% trong năm nay.
Mới đây, Ủy ban Kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC) dự báo cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid-19 gây ra sẽ khiến cho hơn 2,7 triệu doanh nghiệp phải đóng cửa và ít nhất 8,5 triệu người mất việc làm tại khu vực Mỹ Latinh.
Theo nghiên cứu của ECLAC, sẽ có khoảng 2.650.528 doanh nghiệp siêu nhỏ; 98.708 doanh nghiệp nhỏ và khoảng 5.934 doanh nghiệp quy mô trung bình sẽ phải đóng cửa do đại dịch Covid-19.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, đại dịch Covid-19 tới nay đã khiến 41 triệu người thất nghiệp tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe.
Đa phần các doanh nghiệp Mỹ Latinh ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng về thu nhập, gây khó khăn cho việc duy trì các hoạt động trong bối cảnh các doanh nghiệp không thể đáp ứng những yêu cầu bắt buộc về tài chính và tiền lương, cũng như khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Những lĩnh vực khác cũng phải chịu tác động đáng kể gồm khai thác, dịch vụ kinh doanh, công nghiệp hóa chất, điện tử, khí đốt và nước, trong đó có thể các ngành này cũng có khả năng mất tới 47,6% lao động.
Thanh Bình (lược dịch)