Trở về sau khi cách ly, cô gái phát hoảng vì 'khoai tây đột biến'
The Sun đưa tin, một cư dân người pháp có tên Donna Pore trở về nhà sau khi cách ly 3 tháng do Covid-19, đã hoảng sợ vì “khoai tây đột biến” mọc khắp nhà.
Sau đại dịch Covid-19 sẽ còn hàng núi rác thải điện tử
Khối lượng rác thải điện tử trên thế giới đang gia tăng ở mức đáng báo động, chỉ riêng trong năm 2019, theo thống kê của Liên Hợp Quốc đã có hơn 53 triệu tấn thiết bị gia dụng và văn phòng đã đi đến bãi rác.
Được biết, Pore đã mua bịch khoai tây từ hồi tháng 3 trước khi bắt đầu đại dịch Covid-19. Sau khi ban hành chế độ tự cách ly cô rời khỏi nhà ở thành phố Kahn, và để lại bịch khoai tây trong bếp.
Trở về sau khi cách ly, cô gái phát hoảng vì “khoai tây đột biến”. (Ảnh: Twitter) |
Khi các hạn chế kiểm dịch được nới lỏng, Pore trở về nhà để tiếp tục cuộc sống, cô kinh hãi khi thấy khoai tây mọc thành lên thành cây um tùm lan ra khắp căn hộ. Hơn thế nữa những ngọn của cây khoai tây mọc tua ra tạo thành hình dạng kỳ lạ ở phía sau bếp.
“Khi tôi mở cửa tôi cảm thấy có điều gì đó kỳ lạ ở phía sau bếp. Vì tắt đèn và đóng cửa sổ nên tôi không hiểu ngay đó là thứ gì”, Pore nói.
Pore gọi đây là cảnh tượng kinh dị, và phải mất vài phút cô mới lấy lại được tinh thần vì quá “sốc”. Sau đó, Pore nhận ra rằng, chính những nhành lá khoai tây vươn khắp nơi đã tạo ra cảnh tượng hú vía này. Pore cho biết, cô phải mất vài tiếng đồng hồ để dọn dẹp đống khai tây mọc khắp nhà.
Theo số liệu cập nhật trên trang thống kê Worldometers tính đến ngày 6/7, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 11.556.788 trường hợp, trong đó 536.776 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 6.535.492 trường hợp.
Đến nay hai nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 là Mỹ và Brazil. Tổng số ca mắc ở Mỹ và Brazil lần lượt là 2.982.928 và 1.604.585, trong khi tổng số ca tử vong lần lượt là 132.569 và 64.900.
Trong một diễn biến liên quan, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây thông báo đã chính thức dừng thử nghiệm lâm sàng đối với hai phương pháp điều trị Covid-19. Một phương pháp là đối với thuốc chống sốt hydroxychloroquine và một là kết hợp giữa hai loại thuốc điều trị HIV lopinavir và ritonavire.
Theo WHO, các kết quả ban đầu cho thấy, phương pháp điều trị sử dụng hydroxychloroquine hay kết hợp giữa lopinavir và ritonavire đều không cho thấy hiệu quả hoặc rất ít trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân mắc Covid-19 phải nhập viện. Cũng theo thông cáo, các nhà nghiên cứu sẽ dừng ngay lập tức việc thử nghiệm đối với 2 phương pháp điều trị này. Quyết định đưa ra dựa trên khuyến cáo của ủy ban điều hành quốc tế.
Thanh Bình (lược dịch)