Cuộc chiến vào những trường đại học hàng đầu của Mỹ

Theo US News, mỗi năm, các trường đại học hàng đầu của Mỹ nhận hàng chục nghìn hồ sơ đăng ký xét tuyển song tỷ lệ nhập học chỉ dưới 10%.

Những trường ưu tú như ĐH Harvard, Yale, Princeton hay Stanford luôn là mục tiêu của nhiều học sinh trung học. Theo US News, mỗi năm, các trường này nhận hàng chục nghìn hồ sơ đăng ký.

Cuộc chiến vào những trường đại học hàng đầu của Mỹ - ảnh 1

Hành trình nhập học của ứng viên thường được ví là cuộc so tài gay gắt và khốc liệt. Ngoại trừ các yếu tố cơ bản như điểm số, thành tích ngoại khóa và giải thưởng hay thư giới thiệu, học sinh còn phải biết làm hồ sơ của mình trở nên nổi bật trong hàng chục nghìn hồ sơ gửi tới trường.

Tuy nhiên, việc học Havard, Yale hay Stanford đều không thể đảm bảo rằng sau này các em sẽ thành công. Rất nhiều người cố gắng nhập học và cuối cùng tốt nghiệp mà không có mục đích rõ ràng.

Theo Allen Cheng - chuyên gia về tuyển sinh tại Mỹ - thành công trong cuộc sống phụ thuộc vào bản thân, không phải do môi trường hay các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát.

Nhiều trường đại học hàng đầu hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận và hướng tới việc tạo ra giá trị cho thế giới này nhiều nhất có thể.

Giá trị này tồn tại trong nhiều hình thức. Một trong số đó là thông qua nghiên cứu của thành viên, đóng góp vào những thứ có thể cải thiện một cách đáng kể cuộc sống của con người.

Các trường cũng tạo ra giá trị bằng cách đào tạo sinh viên, những người sau này trở thành người kiến tạo những điều tuyệt vời cho thế giới.

Thực tế, tỷ phú Bill Gates từng học ở Harvard trước khi bỏ học. Larry Page và Sergey Brin, người sáng lập Google, từng học ở Stanford, trong khi cựu Tổng thống Barack Obama tốt nghiệp trường Luật của Harvard. Mỗi trường đều sở hữu những cựu sinh viên khiến họ tự hào.

Dean Fitzsimmons, người phụ trách tuyển sinh cho Đại học Harvard suốt một thời gian dài, cho biết: “Mỗi năm, chúng tôi nhận khoảng 2.100 ứng viên. Tất cả đều có cá tính và phẩm chất cá nhân mạnh mẽ. Họ sẽ giáo dục và truyền cảm hứng cho các bạn cùng lớp trong 4 năm đại học và tạo ra sự khác biệt sau khi rời Harvard”.

Do đó, công việc của các ứng viên là thuyết phục nhà trường rằng bạn xứng đáng là người được chọn.

Các quy tắc vàng

Một trong những quy tắc vàng mà các trường tuân thủ là yếu tố dự báo tốt nhất về thành tích trong tương lai. Ngoài ra, ứng viên phải thuyết phục nhà trường rằng dựa trên những thành tựu đó, họ sẽ tiếp tục thành công và tạo ra những điều tuyệt vời khác.

Cuộc chiến vào những trường đại học hàng đầu của Mỹ - ảnh 2

Một sai lầm mà hầu hết ứng viên mắc phải là cho rằng các trường đại học hàng đầu thích những người giỏi toàn diện. Do đó, nhiều học sinh cố gắng chứng minh năng lực thông qua một loạt kỹ năng, từ thành tích học tập đến khả năng chơi nhạc cụ, cũng như làm tình nguyện viên hàng trăm giờ trong bệnh viện hay tham gia vài câu lạc bộ.

“Tôi không có thời gian rảnh. Tôi tham gia một loạt lớp học, hoạt động thể thao, tình nguyện và ban nhạc. Tôi về nhà muộn và làm bài đến 1h sáng”, đó là những câu quen thuộc mà nhà tuyển sinh thường đọc.

Thật không may, những điều ấy không làm tăng cơ hội được nhận vào trường. Những đại học như Yale hay MIT thường không để ý những học sinh này.

Hãy nhớ rằng không ai quan tâm Tom Brady, cầu thủ bóng bầu dục, không phải là nhà toán học và chẳng ai để ý Mark Zuckerberg không phải huấn luyện viên. Họ muốn thấy bạn xuất sắc ở một lĩnh vực.

Với nhiều nhà tuyển sinh, "một nghề cho chín còn hơn 9 nghề". Việc cái gì cũng biết bị xem "tầm thường ở mọi phương diện", trong khi họ muốn tuyển sinh và đào tạo những nhà lãnh đạo thay đổi thế giới.

Cơ hội nhập học chỉ là con số

Theo tính toán, tỷ lệ nhập học tại Harvard là 6% nhưng con số này không có nghĩa ai cũng nhận 6% cơ hội. Sự thật là mỗi ứng viên có phần trăm cơ hội khác nhau. Nếu là "siêu sao", cơ hội của bạn có thể lớn hơn 90% và ứng viên yếu, tỷ lệ này gần như không có.

Bốn đến 5 triệu học sinh trung học tốt nghiệp mỗi năm song chỉ khoảng 0,1% trong số đó là những người được cho là sẽ làm thay đổi thế giới. Con số này tương đương 5.000 người.

Trong số 5.000 người, khoảng 1.000 người đăng ký vào Harvard và trường chỉ nhận 900 người. Những người còn lại được cho là có đức tính và phẩm chất không phù hợp.

Thực tế, những trường đại học hàng đầu quan tâm nhiều về các "siêu sao". Họ không muốn bỏ lỡ ai. Đó là lý do tại sao tỷ lệ nhập học của những ứng viên xuất sắc rất cao. Phần còn lại là bài toán khiến nhà tuyển sinh đau đầu.

Các cán bộ tuyển sinh của những trường hàng đầu như Yale hay UPenn thường nói: "Quyết định cuối cùng là vô cùng khó khăn".

Nguồn Zing

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

Đang cập nhật dữ liệu !