Cột cờ Trường Sa giữa sân trường

Trường Mầm non Nà Hẩu thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có cột cờ Trường Sa với lá cờ Tổ quốc tung bay kiêu hãnh giữa đại ngàn xanh ngát.

Cô giáo Phạm Thị Thanh - Hiệu trưởng trường Mầm non Nà Hẩu cho biết: “Để tuyên truyền tình yêu biển đảo cho học sinh, sẽ chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi khi tới trường, các em thấy hình ảnh cột cờ trực quan sinh động. Ngàn lời nói sẽ không bằng một lần được nhìn thấy.

Chúng tôi sử dụng tối đa hình ảnh cột cờ Trường Sa trên sân trường vào giờ học của các con. Đặc biệt, sự lan tỏa tình yêu biển, đảo đã vượt ra khỏi cánh cổng nhà trường.

{keywords}
Trẻ em vùng cao Nà Hẩu vui chơi dưới cột cờ Trường Sa.

Những buổi giao lưu văn nghệ của trường, của xã cũng được tổ chức dưới cột cờ, bà con đến xem rất đông. Hình ảnh bộ đội Hải quân tay ôm đàn hát dưới cột cờ Trường Sa đã được tái hiện ngay tại đây khiến bà con thấy biển, đảo gần gũi hơn, bà con cũng ý thức hơn về chủ quyền biển đảo”.

Cô giáo Nghiêm Kiều Trang – Giáo viên tại Mầm non Nà Hẩu chia sẻ: "Trong minh họa bài giảng chủ điểm về yêu quê hương đất nước, ngoài hình ảnh sưu tầm, chúng tôi quay, chụp lại chính cột cờ ở điểm trường để trình chiếu cho các con xem.

Các con được thấy cột cờ sẽ thấy bài giảng về tình yêu quê hương, đất nước về tình yêu với biển đảo Tổ quốc rất gần gũi chứ chẳng hề xa lạ. Các con còn nhỏ nên những gì càng gần gũi lại càng dễ hiểu và dễ nhớ. Rất vui, hạnh phúc và tự hào vì trường mình có cột cờ theo đúng khuôn mẫu của cột cờ trên đảo Trường Sa”. 

Nhìn những đứa trẻ vùng cao ríu rít nô đùa xung quanh cột cờ, được cô giáo chỉ dẫn cùng với bài học, rồi tự nói lên ý kiến của mình mới thấy chẳng có cách giáo dục nào hiệu quả hơn việc cho các em thấy những hình ảnh chân thực như vậy.

"Học sinh của nhà trường chủ yếu là người dân tộc Mông, khi ra lớp tiếng Việt còn chưa rõ, vì vậy, chúng tôi cho các con tìm hiểu nhẹ nhàng qua những hình ảnh trực quan. Qua những buổi ngoại khóa thế này, trẻ sẽ tự tìm hiểu, tự nói ra được ý kiến của mình. Đó là thành công lắm rồi” - cô giáo Trần Thị Lĩnh phấn khởi chia sẻ.

Đúng là, trẻ mầm non là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, dù lớn, dù nhỏ cần được trang bị những nhận thức bảo vệ, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc. 

Bộ GD&ĐT luôn khẳng định, Trường Sa, Hoàng Sa là những vùng đất thiêng liêng mà bất cứ con người Việt Nam nào khi nghe thấy đều bồi hồi xúc động. Với mục đích giáo dục tình yêu biển, hải đảo quê hương cho trẻ ngay từ tuổi mầm non để thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, hải đảo của nước ta thì ngành giáo dục mầm non phải đưa ra được nội dung giáo dục biển đảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, không làm nặng chương trình, phù hợp với tình hình địa phương, giúp trẻ dễ nhớ, dễ tiếp thu mà lưu giữ lại được ấn tượng tốt về biển đảo.

Theo Bộ GD&ĐT, giáo dục tình yêu với biển, đảo cho trẻ mầm non là điều cần thiết, cần tiến hành theo lộ trình nhất định, qua từng lứa tuổi cần tăng dần khối kiến thức.

Ngoài ra giáo viên mầm non cần hiểu rõ về căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo và hơn nữa phải mở rộng, gợi mở những giá trị to lớn của biển, hải đảo, những hành động, biện pháp khai thác tài năng thế mạnh và bảo vệ biển, đảo một cách hiệu quả.

Qua đó, hướng dẫn có lộ trình để các em biết được nước ta không chỉ có đất liền mà còn có biển đảo bao la, giàu tài nguyên thiên nhiên với những đặc sản vô cùng phong phú như tỏi Lý Sơn, nước mắm Phú Quốc, trái bàng vuông...

Các em cũng sẽ hình dung được một phần cuộc sống của nhân dân trên đảo, con người và cảnh vật nơi đây, chứa chan trong đó là tình yêu dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước và những tình cảm sâu sắc với bộ đội ngoài hải đảo xa xôi.

Có thể nói, đối với trẻ mầm non, hình ảnh biển đảo là những gì xa xôi, trẻ chưa từng được tiếp xúc, chưa từng có cảm giác thân thiện hay yêu mến. Bởi những gì gắn bó, gần gũi với trẻ là tình yêu thương gia đình, bạn bè, làng xóm, những gì thân thuộc xung quanh trẻ.

Hơn ai hết, cha mẹ, thầy cô là những người trực tiếp giáo dục các em. Vậy nên chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải truyền lại cho thế hệ mai sau tình yêu sâu sắc đối với biển đảo đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc thân yêu.

Hoàng Thanh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !