Công nghệ nuôi tôm mới sử dụng thức ăn tự nhiên

Dự án sử dụng bùn thải ao tôm thay thế tảo để sản xuất giống Capepod (giáp sát chân chèo). Đây chính là điểm sáng tạo và ưu thế cạnh tranh của dự án.

{keywords}
Công nghệ nuôi tôm mới sử dụng thức ăn tự nhiên

Nhận thức được tầm quan trọng của KHCN đối với đời sống kinh tế, xã hội, trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng trong việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất, góp phần làm tăng năng suất và giá trị sản phẩm. 

Theo đó, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về triển khai ứng dụng, phát triển hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh. Từ nghị quyết đó, xuất phát từ nhu cầu thực tế, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt hàng trăm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

 Hoạt động KHCN được đổi mới theo hướng ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Công tác nghiên cứu khoa học đã phát huy hiệu quả trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Nhờ vậy, 70% số nhiệm vụ KHCN được ứng dụng, duy trì và nhân rộng, qua  đó, góp phần quan trọng thực hiện tốt chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế, xã hội nông thôn và miền núi; tạo ra giá trị sản phẩm công nghệ cao, chiếm 41,2% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Nhiều đề tài, dự án tạo ra các sản phẩm mới, công nghệ mới; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương được áp dụng có hiệu quả vào sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, hàng năm, tỉnh Quảng Ninh cũng dành 4-5% tổng chi ngân sách thường xuyên dành cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao KHCN trên địa bàn tỉnh.

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển KHCN Quảng Ninh là một trong những doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chính là nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản và môi trường đã và đang thực hiện đúng hướng mà Nghị quyết của tỉnh ban hành về phát triển KHCN. 

Dù mới thành lập cách đây 4 năm (năm 2016) nhưng Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển KHCN Quảng Ninh được thành lập năm 2016  đã từng tham gia nhiều đề tài dự án khoa học công nghệ.

Trong đó phải kể đến dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống Copepod (giáp sát chân chèo) từ bùn thải ao tôm làm thức ăn cho tôm giống và tôm thịt”.

Trước đó, Cty bắt đầu tiến hành và thu được kết quả trong việc phân lập, tuyển chọn, nhận nuôi và sử dụng Copepod làm thức ăn cho nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh giai đoạn ươm giống lớn.

Dự án sử dụng bùn thải ao tôm hay thế tảo để sản xuất giống Capepod. Đây chính là điểm sáng tạo và ưu thế cạnh tranh của dự án. Sử dụng Copepods sẽ giảm 20- 30% chi phí thức ăn công nghiệp, tăng sản lượng, năng suất tôm lên 30%.

Dự án cũng là một trong số 16 dự án được Bộ Khoa học Công nghệ lựa chọn trao giải từ nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ Úc và Chính phủ Anh năm 2019.

Tuy nhiên doanh nghiệp cũng đối diện với những thách thức: các yếu tố bất lợi về thời tiết phát sinh trong quá trình thực hiện dự án;  Cơ sở hạ tầng đặc biệt về nguồn điện có những phát sinh đột xuất.

Tiến độ kinh phí chậm so với tiến độ triển khai; công nghệ sản xuất và sử dụng sản phẩm mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ (10kg/đợt nuôi).

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam  - VCIC (Bộ KH & CN ) đã hỗ trợ vốn, khảo sát đánh giá nhu cầu thị trường và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm copepoda. Đồng thời VCIC cũng thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm Copepoda của Cty.

Sau thời gian đồng hành, VCIC đã cùng Cty ra được 1 báo cáo kết quả nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân sinh khối copepoda đáp ứng được các chỉ tiêu về kỹ thuật (1.000 l sinh khối/22 ngày, mật độ > 8000 cá thể/L; thời gian nuôi < 22 ngày);

Xây dựng được 1 mô hình trình diễn sử dụng sản phẩm Copepoda làm thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng tại Đầm Hà (quy mô 100m2/ ao ươm giai đoạn I);

VCIC cũng đã hỗ trợ Cty tổ chức được 2 hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm Copepoda sử dụng làm thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng, ký được 8 hợp đồng sau khi kết thúc dự án.

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển KHCN Quảng Ninh từng  tham gia nhiều đề tài dự án khoa học công nghệ như: Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn theo công nghệ Trúc Anh tại Đàm Hà, Quảng Ninh (Dự án thuộc Bộ KH & CN quản lý); Nghiên cứu xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ theo chuỗi giá trị (Dự án thuốc Bộ NN và PTNT quản lý); Xử lý bùn thải nuôi tôm thành phân bón hữu cơ theo chuỗi giá trị (dự án thuộc Bộ NN & PTNT quản lý) và nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ xử lý môi trường cho nhiều tổ chức và cá nhân trên phạm vị cả nước.
Với kinh nghiệm của tổ chức và đội ngũ cán bộ của Cty, thời gian qua, Cty đã nghiên cứu, đề xuất được 3 quy trình kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về kỹ thuật nuôi tôm thâm canh, xử lý môi trường nuôi tôm cho 8 đơn vị trên phạm vi cả nước.

 H. Anh 

 

Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

 

 

Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020

​Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển

Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.

Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.

ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo

Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ

Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.

Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt

Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.

 

Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ

Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.

Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học

Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh

Đang cập nhật dữ liệu !