Con trai chết vì TNGT, bố mẹ ngã bệnh mà mất theo
Chúng tôi về gặp gia đình anh Đỗ Văn N. trú tại Đông Hưng, Thái Bình. Mười năm trước gia đình anh hạnh phúc khiến bao nhà phải mong ước. Nhưng đến nay, mọi thứ đã đổi khác từ sau tai nạn giao thông của em trai anh.
Gia đình nông dân kiểu mẫu
Gia đình anh Đỗ Văn N. cách thị trấn Đông Hưng khoảng 10 km. Tiếp chúng tôi là bà ngoại của anh. Giọng nhẹ nhàng bà kể lại những biến cố đã qua của gia đình con cháu.
Từ ngày trước, gia đình anh N. cũng khá giả. Anh và em trai đều có công việc ổn định trên Hà Nội. Gia đình chỉ có hai người con trai, N. là anh cả. Năm 2004, anh lấy vợ và xây thêm nhà mới để sinh sống. Hàng xóm, bạn bè ai cũng trầm trồ khen ngợi một gia đình ăn nên, làm ra.
Năm 2006, anh rời thủ đô về quê làm trang trại chăn nuôi. Cũng từ đây biết bao nhiêu điềm xấu xảy ra. Tháng 4 năm 2006, em trai anh N. bị tai nạn giao thông khi đang đi chơi trên đường liên xã. Tai nạn đã khiến người em duy nhất của anh bị gãy xương cổ, dập tủy sống.
Bà ngoại kể: “Tối hôm đó trên huyện có hội chợ thương mại. Cháu xin phép bố mẹ cho đi chơi với bạn. Ra khỏi nhà chưa đầy nửa tiếng, cả nhà đang xem phim thì có người vào báo tin con trai út bị tai nạn. Lúc đó tôi không tin đâu vì cháu tôi đi lại rất cẩn thận. Mãi sau khi ra hiện trường nơi cháu ngã thì tôi được biết là do trượt đống cát ở bên đường nên cháu ngã và văng người vào cột điện khiến gãy xương cổ”.
Mặc dù gia đình đã đưa lên Bệnh viện Việt Đức cấp cứu nhưng Th. vẫn không thể nào qua khỏi.
Anh Đỗ Văn Th. mất đi, gia đình gặp chồng chất khó khăn vì số tiền viện phí cho ca mổ năm đó lên đến 40 triệu đồng.
Con trai chết, 3 tháng sau bố qua đời
Từ sau ngày mất của em trai, mọi sinh hoạt trong gia đình anh N. đảo lộn hết. Dù cố nén mất mát nhưng vì thương nhớ con, suy nghĩ nhiều nên bố anh N. cũng đổ bệnh ốm và qua đời.
Chưa đầy 3 tháng, anh N. đau khổ nhìn bố và em trai rời xa thế giới này vĩnh viễn. Kể lại chuyện gia đình anh, bà ngoại anh cho biết đã 7 năm trôi qua nhưng chưa một ngày gia đình họ không thôi khắc khoải về nỗi đau này. Mọi thứ tưởng chừng như sụp đổ dưới mái nhà đang hạnh phúc yên ấm.
Nhớ lại những ngày sau cái chết vì tai nạn giao thông của em trai, anh N. nghẹn giọng chỉ nói: “Nếu không vì em trai mất, bố quá nhớ thương em trai dẫn đến bệnh cao huyết áp gây biến chứng xuất huyết não thì mọi nỗi đau trong nhà đã không xảy ra”.
Bà ngoại anh tiếp lời: “Nếu bố và em trai nó còn sống thì giờ này nó chẳng vất vả như thế đâu”.
Bố mất, em mất, anh N. và mẹ như mất hết chỗ dựa. Anh trở thành trụ cột chính của gia đình bất hạnh ấy. Những tưởng bất hạnh đến với gia đình họ thế là quá đủ, nỗi đau từ tai nạn giao thông thế thôi đừng khắc sâu thêm nữa. Vậy mà, mẹ anh N. luôn thương nhớ chồng con nên bà cũng mắc bệnh. Ốm dần, ốm mòn trong niềm đau tuyệt vọng về số phận, mẹ anh cũng qua đời 3 năm sau ngày em trai anh bị tai nạn giao thông.
Ngày mẹ anh sắp qua đời, bà chỉ có ước nguyện khi mất được an táng gần nơi chồng con bà yên nghỉ.
Đến nay, nỗi vất vả nhọc nhằn như đè nặng lên đôi vai của anh. Nói đến tai nạn giao thông anh N. như chực òa lên khóc. Dù nó chỉ cướp đi của anh một người em, nhưng hệ quả sau đó là bố mẹ anh đau buồn mà mang trọng bệnh rồi chết theo.
Nhìn người thân lần lượt rời xa mình, anh N. như thầm trách số phận, thầm trách ông trời sao quá bất công với anh để anh phải chứng kiến bao mất mát này. Người thân ra đi để lại những khoản nợ lớn lên đôi vai anh khiến anh ngày càng gầy gò.
Chưa bao giờ 4 từ tai nạn giao thông lại ai oán đến thế. Bà ngoại anh dù đã gần 80 tuổi vẫn hàng ngày thay con cái chăm cháu chắt. Bà lau nước mắt: “Nếu nhà nó (con gái bà) không vì nhớ thương con thì giờ chúng hạnh phúc lắm đây. Cháu trai, cháu gái đều có vậy mà chỉ vì buổi tối đi chơi định mệnh đó mà giờ nhà nó tan tác thế này đây”.
Sau khi bố mẹ và em trai mất, anh N. đưa vợ con rời khỏi căn nhà mà anh đang sống chuyển sang căn nhà khác để bớt ám ảnh về những cái chết đau lòng đã xảy ra với gia đình anh.
Gia đình anh Đỗ Văn N. cách thị trấn Đông Hưng khoảng 10 km. Tiếp chúng tôi là bà ngoại của anh. Giọng nhẹ nhàng bà kể lại những biến cố đã qua của gia đình con cháu.
Từ ngày trước, gia đình anh N. cũng khá giả. Anh và em trai đều có công việc ổn định trên Hà Nội. Gia đình chỉ có hai người con trai, N. là anh cả. Năm 2004, anh lấy vợ và xây thêm nhà mới để sinh sống. Hàng xóm, bạn bè ai cũng trầm trồ khen ngợi một gia đình ăn nên, làm ra.
![]() |
Đã 10 năm trôi qua, bà ngoại anh N vẫn nhớ về cái đêm định mệnh đó. Cái chết của cháu trai đã khiến vợ chồng con gái bà lần lượt đổ bệnh mà mất theo |
Năm 2006, anh rời thủ đô về quê làm trang trại chăn nuôi. Cũng từ đây biết bao nhiêu điềm xấu xảy ra. Tháng 4 năm 2006, em trai anh N. bị tai nạn giao thông khi đang đi chơi trên đường liên xã. Tai nạn đã khiến người em duy nhất của anh bị gãy xương cổ, dập tủy sống.
Bà ngoại kể: “Tối hôm đó trên huyện có hội chợ thương mại. Cháu xin phép bố mẹ cho đi chơi với bạn. Ra khỏi nhà chưa đầy nửa tiếng, cả nhà đang xem phim thì có người vào báo tin con trai út bị tai nạn. Lúc đó tôi không tin đâu vì cháu tôi đi lại rất cẩn thận. Mãi sau khi ra hiện trường nơi cháu ngã thì tôi được biết là do trượt đống cát ở bên đường nên cháu ngã và văng người vào cột điện khiến gãy xương cổ”.
Mặc dù gia đình đã đưa lên Bệnh viện Việt Đức cấp cứu nhưng Th. vẫn không thể nào qua khỏi.
Anh Đỗ Văn Th. mất đi, gia đình gặp chồng chất khó khăn vì số tiền viện phí cho ca mổ năm đó lên đến 40 triệu đồng.
Con trai chết, 3 tháng sau bố qua đời
Từ sau ngày mất của em trai, mọi sinh hoạt trong gia đình anh N. đảo lộn hết. Dù cố nén mất mát nhưng vì thương nhớ con, suy nghĩ nhiều nên bố anh N. cũng đổ bệnh ốm và qua đời.
Chưa đầy 3 tháng, anh N. đau khổ nhìn bố và em trai rời xa thế giới này vĩnh viễn. Kể lại chuyện gia đình anh, bà ngoại anh cho biết đã 7 năm trôi qua nhưng chưa một ngày gia đình họ không thôi khắc khoải về nỗi đau này. Mọi thứ tưởng chừng như sụp đổ dưới mái nhà đang hạnh phúc yên ấm.
Nhớ lại những ngày sau cái chết vì tai nạn giao thông của em trai, anh N. nghẹn giọng chỉ nói: “Nếu không vì em trai mất, bố quá nhớ thương em trai dẫn đến bệnh cao huyết áp gây biến chứng xuất huyết não thì mọi nỗi đau trong nhà đã không xảy ra”.
Bà ngoại anh tiếp lời: “Nếu bố và em trai nó còn sống thì giờ này nó chẳng vất vả như thế đâu”.
Bố mất, em mất, anh N. và mẹ như mất hết chỗ dựa. Anh trở thành trụ cột chính của gia đình bất hạnh ấy. Những tưởng bất hạnh đến với gia đình họ thế là quá đủ, nỗi đau từ tai nạn giao thông thế thôi đừng khắc sâu thêm nữa. Vậy mà, mẹ anh N. luôn thương nhớ chồng con nên bà cũng mắc bệnh. Ốm dần, ốm mòn trong niềm đau tuyệt vọng về số phận, mẹ anh cũng qua đời 3 năm sau ngày em trai anh bị tai nạn giao thông.
Ngày mẹ anh sắp qua đời, bà chỉ có ước nguyện khi mất được an táng gần nơi chồng con bà yên nghỉ.
Đến nay, nỗi vất vả nhọc nhằn như đè nặng lên đôi vai của anh. Nói đến tai nạn giao thông anh N. như chực òa lên khóc. Dù nó chỉ cướp đi của anh một người em, nhưng hệ quả sau đó là bố mẹ anh đau buồn mà mang trọng bệnh rồi chết theo.
Nhìn người thân lần lượt rời xa mình, anh N. như thầm trách số phận, thầm trách ông trời sao quá bất công với anh để anh phải chứng kiến bao mất mát này. Người thân ra đi để lại những khoản nợ lớn lên đôi vai anh khiến anh ngày càng gầy gò.
Chưa bao giờ 4 từ tai nạn giao thông lại ai oán đến thế. Bà ngoại anh dù đã gần 80 tuổi vẫn hàng ngày thay con cái chăm cháu chắt. Bà lau nước mắt: “Nếu nhà nó (con gái bà) không vì nhớ thương con thì giờ chúng hạnh phúc lắm đây. Cháu trai, cháu gái đều có vậy mà chỉ vì buổi tối đi chơi định mệnh đó mà giờ nhà nó tan tác thế này đây”.
Sau khi bố mẹ và em trai mất, anh N. đưa vợ con rời khỏi căn nhà mà anh đang sống chuyển sang căn nhà khác để bớt ám ảnh về những cái chết đau lòng đã xảy ra với gia đình anh.
Phương Thúy
2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025
Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.
Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim
Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.
Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến
Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.
Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ
“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.
Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’
Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.
Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’
Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.
Niềm tự hào của người SHB
Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.
Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km
Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.
Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?
20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.