Con học online, bố đi qua nói một câu kém duyên khiến cô giáo ngượng chín mặt

Tình huống này thì đúng là cô giáo không đỡ nổi.

Có 1001 sự cố hài hước khi lũ trẻ học online trong thời gian dịch bệnh như vừa học vừa chơi, đang học thì ngủ, cả lớp nhao nhao vì cô giáo... biến mất khi đang giảng bài vì nghẽn mạng... Không chỉ thế, trên lớp học trực tuyến này cũng có cả những tình huống tấu hài từ người lớn khiến cô giáo không biết nên cười hay mếu.

Chẳng hạn như câu chuyện được cô giáo chia sẻ mới đây trên một hội nhóm dành cho giáo viên. Trong buổi học online, học sinh thì mở mic, bố học sinh "thò đầu" vào rồi hỏi: Cô giáo mày à, béo nhỉ? khiến giáo viên "đứng hình". "Bỗng dưng em muốn tắt CAM", câu chú thích hài hước của cô giáo khiến ai nấy cười đau ruột.

Con học online chưa tắt mic, ông bố đi qua nói một câu, cô giáo nghe xong ngượng chín mặt - Ảnh 1.

Các giáo viên được "mục sở thị" câu chuyện của đồng nghiệp hài hước cho rằng mình phải giảm cân nhanh nếu không muốn lâm vào tình cảnh tương tự. Nhiều người cũng tranh thủ kể đủ thứ chuyện không đỡ nổi trong quá trình dạy online của mình: 

"Hôm qua tui dạy online, có phụ huynh (bố) của mấy bạn nhỏ khen, cô giáo xinh thế, dễ thương nhỉ. Còn phụ huynh kia thì hỏi con cô giáo xinh vậy đã có bạn trai chưa? Con gái của phụ huynh đấy bảo, cô giáo có con lớn rồi ba, tui cười đau ruột"; "Phụ huynh hỏi con: Con ơi, đứa nào đây? Lớp m có hs lớn thế? Cô giáo con mẹ ạ. Cô giáo: ?????"; "Còn mình thì kêu học trò lấy sách bài tập. Thằng bé cằn nhằn kêu mẹ đi lấy. Mẹ thì nói: "Cái gì nữa? Cô này cũng kì. Đòi hỏi đủ điều"...

Và thêm nhiều tình huống bá đạo khác chỉ khi học online mới có:

Con học online chưa tắt mic, ông bố đi qua nói một câu, cô giáo nghe xong ngượng chín mặt - Ảnh 2.
Con học online chưa tắt mic, ông bố đi qua nói một câu, cô giáo nghe xong ngượng chín mặt - Ảnh 3.
Con học online chưa tắt mic, ông bố đi qua nói một câu, cô giáo nghe xong ngượng chín mặt - Ảnh 4.
Con học online chưa tắt mic, ông bố đi qua nói một câu, cô giáo nghe xong ngượng chín mặt - Ảnh 5.
Con học online chưa tắt mic, ông bố đi qua nói một câu, cô giáo nghe xong ngượng chín mặt - Ảnh 6.

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng phụ huynh nên tế nhị hơn trong việc giao tiếp. Dù tắt mic hay chưa thì hành vi bình phẩm về ngoại hình của người khác, nhất là cô giáo dạy con mình. Việc của cô giáo là truyền thụ kiến thức, chỉ cần dạy học sinh tốt là được.

Trẻ con là tấm hương phản chiếu phần nào về cha mẹ chúng. Cha mẹ thường xuyên kể xấu và phán xét người khác làm cho con cái vô tình ảnh hưởng thái độ sống này và lớn lên có xu hướng tương tự. Khi đánh giá người khác chỉ biết nhìn nhận ở góc độ tiêu cực. 

Bố mẹ cần cẩn thận khi đánh giá và phát ngôn về người khác trước mặt con trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên nhớ và nghĩ đến những người tốt, việc tốt để có thể nói với nhau khi có mặt trẻ. Khen ngợi hoặc tìm ra những điều tốt đẹp của người khác để bàn cũng là cách dạy con thông minh. Vì qua câu chuyện đó, trẻ sẽ hiểu được việc nào tốt, việc nào xấu giúp hình thành lối sống đúng đắn về sau.

 

Giúp trẻ lớp 1 tự tin học online: Bố mẹ cũng cần đồng hành đúng cách!

Giúp trẻ lớp 1 tự tin học online: Bố mẹ cũng cần đồng hành đúng cách!

Ngoài những nguyên nhân khách quan về hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng tới việc học trực tuyến thì còn một trở ngại lớn khác chính là sự thiếu tự tin tương tác, học thụ động của học sinh.

Theo Trí thức trẻ

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !