Con gái thay đồ trước mặt 3 bạn nam, hậu quả đau lòng xảy ra, nguyên nhân do cách giáo dục sai lầm
Những hành vi thường ngày với người lớn đôi khi không có vấn đề gì nhưng có thể ảnh hưởng tới nhận thức và cả tương lai con cái.
Trên Sohu mới đây đưa tin, cô bé 12 tuổi Du Du (tên nhân vật đã thay đổi) là con của một bà mẹ đơn thân. Hai mẹ con thường xuyên thay quần áo và tắm rửa trước mặt nhau. Theo thời gian, Du Du coi việc thay quần áo trước mặt người khác là việc đơn giản như đội mũ và chải đầu.
Một lần, Du Du đang đi cắm trại với các bạn cùng lớp, cô bé bất ngờ thay quần áo trước mặt những người khác không chút ngại ngùng. Lúc đó, có ba học sinh nam khác trong lều. Những đứa trẻ đều đang ở lứa tuổi dậy thì, hậu quả ai cũng có thể tưởng tượng được ... Một cậu vì quá lo lắng mà "không thành công", hai cậu bé còn lại sau đó đã phải bỏ học.
Trên một diễn đàn tâm sự của Sina, một phụ nữ kể lại câu chuyện của mình: khi con trai còn nhỏ, cô thường thay quần áo trước mặt thằng bé. Khi bé vào cấp hai, cô bắt đầu cảm thấy không ổn, nên tránh vào phòng riêng để thay đồ. Một ngày, cô phát hiện con trai nhòm trộm mình thay quần áo qua khe cửa. Người mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm thế nào để nhắc nhở con trai.
Trên thực tế, những câu chuyện này không hiếm. Khi trẻ bắt đầu có ý thức về giới tính, người mẹ đã không hướng dẫn, giáo dục trẻ đúng cách, khiến cậu bé nhìn thấy cơ thể mẹ khác biệt cơ thể của mình, từ đó khơi dậy sự tò mò quan sát.
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng con mình còn nhỏ nên không ngại thay quần áo trước mặt con, nhiều người còn tắm chung với con trai dù con đã 8, 9 tuổi. Thậm chí nếu đôi khi trẻ hỏi một số câu hỏi "nhạy cảm" về giới tính, nhiều bà mẹ sẽ chỉ nói một cách lơ đễnh, hầu như không để tâm giảng giải, hướng dẫn cho con khỏi tò mò.
Trẻ em có xu hướng trưởng thành sớm
Theo các nhà khoa học, trẻ từ 3-6 tuổi dần dần hình thành ý thức về giới tính. Chúng bắt đầu có sự quan tâm về việc mình xuất hiện từ đâu, con trai, con gái khác nhau thế nào? Thế nên, sau khi trẻ có nhận thức về giới tính, việc hồn nhiên thay quần áo trước mặt con của cha mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
Một chuyên gia cho biết: Nhiều đứa trẻ luôn thích hỏi mẹ một số câu hỏi rất "nhạy cảm", chẳng hạn như: "Làm thế nào mà con sinh ra" và "Tại sao mẹ trông khác với bố" ... Trong khi hầu hết phụ huynh hiện nay thường ngại ngùng khi nói về vấn đề giới tính, họ đưa ra rất nhiều lý do như "nhặt được trên đường", "do dì y tá giao trong bệnh viện"...
Họ nghĩ khi lớn lên con cái sẽ hiểu chuyện, nhưng không biết rằng, trẻ ngày nay trưởng thành sớm hơn về cả thể chất lẫn tư duy, vì thế, cha mẹ không nên lấy cái cớ "con còn nhỏ" để lơ là việc dạy dỗ con các bài học quan trọng về giới tính. Sự thờ ơ hay ngại ngùng của cha mẹ sẽ khiến trẻ có một cái nhìn thiếu khoa học, chính xác, sự phát triển từ đó cũng có thể bị lệch lạc.
Khi trẻ không có sự hiểu biết rõ về khác biệt giới tính, ý thức tự bảo vệ bản thân yếu có thể dẫn tới việc dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
Giáo dục giới tính, 3 tuổi là đầu nguồn
Trước khi trẻ được 3 tuổi, mẹ có thể chung với con. Tuy nhiên, khi con tò mò về cơ thể, mẹ hãy thành thật nói cho con biết đó là bộ phận nào và có công dụng gì. Việc nói thẳng ra sẽ không mang lại bất kỳ tác động tiêu cực nào cho đứa trẻ. Ngược lại, lo lắng, giấu giếm càng dễ kích thích trí tò mò của trẻ, về sau càng khó hướng dẫn.
Khi trẻ được 3 tuổi, cha mẹ cố gắng không để lộ các bộ phận nhạy cảm trước mặt trẻ để rèn luyện ý thức về ranh giới và sự riêng tư. Với trẻ 5 tuổi, không những mẹ phải tránh thay quần áo trước mặt con trai và bố tránh con gái khi thay quần áo mà còn phải hướng dẫn trẻ tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
Ví dụ, khi trẻ thay đồ hoặc đi tắm hãy nhắc trẻ đóng cửa, trẻ nên tránh khi cha mẹ thay quần áo, để trẻ hình thành thói quen tôn trọng bản thân và những người trong gia đình.
Cuối cùng, chúng ta phải nói rõ với trẻ rằng không ai có thể nhìn thấy cơ thể của mình - đặc biệt là các bộ phận riêng tư, và không được tùy ý phơi bày ra.
Khi phát hiện trẻ có những hành vi hay biểu hiện tâm lý bất thường, cha mẹ cần có thái độ thẳng thắn trò chuyện với con, thay vì né tránh, mặc kệ, khiến các vấn đề tâm lý của trẻ xuất hiện dày đặc hơn. Thậm chí, trẻ có thể cảm thấy tự ti vì chính những bất thường của mình, thậm chí bị xã hội loại trừ vì chính tâm lý đó.
Đang sốc vì ý định tự tử trong nhật ký con gái, bà mẹ lại rước thêm stress khi đi tham vấn tâm lý sai chỗ
Sự thay đổi về tâm sinh lý của con trong giai đoạn tuổi dậy thì khiến nhiều bà mẹ rơi vào trầm cảm, bế tắc trong tiếp cận gần gũi với con.
Theo Pháp luật và Bạn đọc