Có nên “nhồi” con học Toán, Tiếng Anh từ bé?

"Giáo dục sớm hoàn toàn không có nghĩa là tranh thủ “nhồi” con học đọc, học viết hay làm Toán, luyện tiếng Anh... Bởi trẻ thuộc đấy, rồi cũng... quên nhanh đấy". Đó là quan điểm của TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh về phương pháp giáo dục trẻ mầm non.

Giáo dục sớm hay học đúng thời điểm?

TS Thụy Anh cho rằng, nhiều bậc phụ huynh vẫn băn khoăn về khái niệm “giáo dục sớm” hoặc cho con học sớm kiến thức hay những kỹ năng mềm nào đó.

Một mặt, họ vừa lo không dạy con tích cực thì đến tuổi đi học, con chậm hơn các bạn. Mặt khác, nhiều người cũng lo ngại đến áp lực con họ có thể gặp phải, nếu tiếp cận với khối lượng kiến thức quá lớn và cấp tốc so với độ tuổi của trẻ.

Trẻ thuộc nhanh rồi quên... cũng nhanh

Theo TS Thụy Anh, trước 6 tuổi, trẻ có khả năng thu nhận kiến thức dễ dàng một cách đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, “giáo dục sớm” hoàn toàn không có nghĩa là tranh thủ “nhồi” con học đọc, học viết, làm Toán, hay học nói tiếng Anh...

"Bởi, ở lứa tuổi ấy trẻ thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên nhanh đấy. Hôm nay nó vanh vách kể thủ đô các nước, chỉ được quốc kỳ các quốc gia, mấy tháng sau đó đã có thể quên rồi”, TS Thụy Anh nhấn mạnh.

Đặc biệt, TS Thụy Anh cũng phản đối việc dạy đọc dạy viết, dạy trước mọi kiến thức sẽ học trong nhà trường. Điều này sẽ triệt tiêu động lực học của trẻ.

“Theo tôi, trẻ cần được “định hướng giáo dục sớm”, thậm chí ngay từ trong bụng mẹ (thai giáo) nghĩa là được xây dựng phông cảm xúc, các kỹ năng giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh, kỹ năng kiểm soát cảm xúc và làm chủ các cơ quan (tay, chân) trên cơ thể.

Cha mẹ cũng có thể hướng dẫn trẻ các thao tác tư duy như quan sát, phân tích, so sánh, khái quát…; các kỹ năng tự phục vụ bản thân, nhận biết bản thân và sống hòa hợp với môi trường xã hội; kỹ năng lên kế hoạch và thực hiện công việc theo kế hoạch”, TS Thụy Anh nêu khuyến nghị.

Vậy chúng ta sẽ dạy gì cho trẻ trong giai đoạn đầu đời?

Theo TS Thụy Anh, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ học phân biệt sự vật giống và khác nhau; dạy trẻ học tiếp nhận và thể hiện quan điểm/ ý kiến của mình trên cơ sở phát triển tư duy trực quan, tư duy hình tượng, tư duy logic- ngôn ngữ.

Cần dạy trẻ sẽ học cách phân biệt đúng – sai, tốt - xấu, cách ứng xử ở các tình huống; học cách tự chăm sóc bản thân, biết quan tâm đến người thân. Dạy trẻ tự phục vụ, tự bảo vệ mình (kỹ năng cầm kéo, dao, rót nước, dùng khăn lau, vẽ, lắp ráp đồ chơi, mảnh ghép theo logic…).

Ngoài ra, cần dạy trẻ cách nhận biết và kiểm soát cảm xúc của bản thân. Dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc, sử dụng các hình thức biểu cảm bằng ngôn từ và phi ngôn ngữ...; dạy trẻ thêm vốn từ để trẻ có thể diễn đạt ý nghĩ của mình, chia sẻ cảm xúc với người thân…

“Trẻ chuẩn bị đi học lớp một không cần học trước chữ cái, đọc viết mà cần được trao động lực sự háo hức muốn bước vào thế giới các con chữ, con số. Dạy trẻ cách ngồi tập trung trong một thời gian nhất định, cách cầm bút, cách tỏ ra thân thiện với thầy cô, bạn bè để bé nhận được niềm vui khi đi học…”, TS Thụy Anh bày tỏ.

TS Thụy Anh cho rằng, với những kiến thức này, các bậc phụ huynh không nhất thiết phải tốn tiền đưa trẻ đến các trung tâm dạy kỹ năng… thay vào đó, bố mẹ, người thân, bạn bè, thiên nhiên thậm chí là các con thú cưng… chính là những “người thầy” của trẻ.

Bởi đó là những người, con vật, không gian gắn bó gần gũi mà trẻ cảm thấy an tâm, an toàn. Bài học "họ" mang lại cũng rất phong phú, đa dạng, bao quát mọi chủ đề liên quan đến cuộc sống của trẻ.

Vậy dạy trẻ bằng cách nào?

"Kể chuyện tương tác; đọc sách, thảo luận; cùng chơi các trò chơi với con và có sự khen ngợi động viên kịp thơi. Kể chuyện cho trẻ, cùng con hát đồng dao, thơ ca; dạy trẻ cùng xem hội họa, nghe âm nhạc...

Với những người có thời gian thì có thể chơi “đồ hàng’, diễn kịch phân vai cùng thú bông với trẻ… qua đó giúp trẻ tiếp nhận kiến thức, kỹ năng một cách nhanh chóng mà không khiến trẻ bị áp lực", TS Thụy Anh chia sẻ.

Tuy nhiên, TS Thụy Anh cũng khuyến cáo, mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập. Vì thế, dựa vào đặc điểm thể chất và năng lực tư duy của từng bé mà bố mẹ quyết định mỗi ngày dạy nên điều gì cho bé.

“Thường bài học nên dừng ở cao trào, khi bé phấn khởi, hưng phấn nhất”, TS Thụy Anh nhấn mạnh.

Đặc biệt, vị chuyên gia giáo dục này cũng nhấn mạnh: "Giáo dục sớm không chú trọng kết quả mà chú trọng ở quá trình. Một bài học được tiến hành không nên chỉ chăm chăm vào mục tiêu và yêu cầu đạt được, mà nên chú ý đến cách thức thực hiện và cảm xúc của bé khi tham gia bài học".

Huyền Anh

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Đang cập nhật dữ liệu !