Cơ hội mua thuốc điều trị Covid-19 giá rẻ cho các nước nghèo

Một chương trình của WHO được cho đang thu mua các loại thuốc điều trị Covid-19 để đảm bảo những nước nghèo trên thế giới được mua với giá rẻ. 

Chương trình hợp tác toàn cầu “Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19” (ACT-A) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu đang có những nỗ lực nhằm thu mua thuốc kháng virus điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona có triệu chứng nhẹ với mức giá 10 USD một liệu trình. Đây là thông tin trong dự thảo mới của ACT-A được Reuters thu thập.

WHO dẫn đầu ACT-A với nỗ lực đảm bảo các nước nghèo trên thế giới được tiếp cận công bằng với nguồn cung vắc xin, xét nghiệm và phương pháp điều trị Covid-19.

{keywords}
Thuốc kháng virus Molnupiravir có thể được bán với giá rẻ cho các nước nghèo trên thế giới. (Ảnh: Alarabiya News)

Dự thảo cho hay thuốc thử nghiệm điều trị Covid-19 Molnupiravir của Công ty dược Merck tại Mỹ dường như là một trong số những loại thuốc mà ACT-A nhắm tới, bên cạnh các loại thuốc khác dùng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ.

Nội dung trên nằm trong bản kế hoạch các mục tiêu của ACT-A cho tới tháng 9/2022. Theo đó, chương trình này sẽ chuyển khoảng 1 tỷ kit xét nghiệm Covid-19 cho các nước nghèo trên thế giới và thu mua các loại thuốc dùng để điều trị cho 120 triệu bệnh nhân trên toàn cầu. Theo ước tính của ACT-A, thế giới sẽ có khoảng 200 triệu ca mới mắc Covid-19 trong vòng 12 tháng tới.

Kế hoạch nhấn mạnh WHO muốn tiếp cận nguồn cung các loại thuốc và kit xét nghiệm với mức giá cực thấp, sau khi ACT-A thất bại trong cuộc đua giành vắc xin Covid-19 với các nước giàu. Chuyện này khiến nguồn cung vắc xin Covid-19 đổ dồn về các nước giàu, trong khi những nước nghèo nhất trên thế giới hiện vẫn chưa được tiêm phòng.

Một phát ngôn viên của ACT-A xác nhận nội dung trong bản dự thảo đề ngày 13/10. Nhưng người này từ chối bình luận thêm do dự thảo vẫn đang trong quá trình tham vấn.

Ngoài ra, bản kế hoạch cũng sẽ được gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Rome vào cuối tháng này.

ACT-A đang đề nghị G20 và các nhà tài trợ hỗ trợ thêm 22,8 tỉ USD cho tới tháng 9/2022 để mua và phân phối vắc xin, thuốc điều trị và kit xét nghiệm cho các nước nghèo hơn nhằm thu hẹp khoảng cách lớn trong nguồn cung giữa các nước phát triển và kém phát triển.

Hiện các nhà tài trợ cam kết chi 18,5 tỉ USD cho chương trình ACT-A. Đề xuất hỗ trợ tài chính được tính toán dựa trên ước tính giá mua thuốc, điều trị và xét nghiệm Covid-19. Đây sẽ khoản chi lớn nhất trong chương trình của ACT-A bên cạnh chi phí phân bổ vắc xin Covid-19.

Dù không nhắc trực tiếp tới việc mua thuốc Molnupiravir, song tài liệu của ACT-A có ghi dự định trả 10 USD cho mỗi liệu trình đối với “các bệnh nhân mắc Covid-19 thể nhẹ được điều trị bằng thuốc kháng virus sử dụng bằng đường uống”.

Hiện còn nhiều loại thuốc điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ đang được phát triển. Nhưng cho tới nay, Molnupiravir là thuốc duy nhất chứng minh hiệu quả tích cực trong quá trình thử nghiệm diện rộng. ACT-A cũng đang đàm phán với Công ty dược Merck và các nhà sản xuất thuốc gốc khác để mua thuốc điều trị Covid-19.

Tuy nhiên, mức giá nằm trong dự thảo của ACT-A hiện rất thấp so với con số 700 USD cho mỗi liệu trình điều trị Covid-19 mà Mỹ đã đồng thuận trả tiền mua cho 1,7 triệu liệu trình điều trị.

Nhưng một bản nghiên cứu của Đại học Harvard ước tính, chi phí sản xuất mỗi viên thuốc Molnupiravir là khoảng 20 USD nếu chuyển sang cho các hãng sản xuất thuốc gốc. Trong điều kiện sản xuất tối ưu, mức giá có thể giảm xuống còn 7,7 USD.

Trong khi đó, Công ty Merck đã ký hợp đồng cấp phép với 8 công ty thuốc gốc ở Ấn Độ.

Tài liệu của ACT-A cho hay, mục tiêu là đạt được thỏa thuận với đơn vị cung cấp thuốc vào cuối tháng 11 để đảm bảo nguồn cung sẵn có trong quý I năm 2022.

Ngoài ra, 4,3 triệu liệu trình thuốc điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nặng cũng sẽ được mua với giá 28 USD mỗi liệu trình. Tuy nhiên, loại thuốc điều trị là gì thì không được nhắc tới.

Xét nghiệm

Theo kế hoạch, chương trình ACT-A sẽ đầu tư quy mô lớn vào hoạt động chẩn đoán Covid-19 nhằm tăng ít nhất là gấp đôi số lượng xét nghiệm tại các nước nghèo hơn bao gồm các nước thu nhập thấp và trung bình thấp.

Dự thảo của ACT-A cũng nêu rõ trong tổng số tiền 22,8 tỉ USD được kỳ vọng sẽ quyên góp đủ trong vòng 12 tháng tới, 1/3 sẽ được chi cho hoạt động chẩn đoán Covid-19. Đây cũng là phần chi lớn nhất trong chương trình của ACT-A.

Hiện tại, các nước nghèo trên thế giới tiến hành trung bình khoảng 50 test/100.000 người mỗi ngày. Trong khi con số này ở các nước giàu hơn là 750 test/100.000 người mỗi ngày. Mục tiêu của ACT-A là nâng tỷ lệ được xét nghiệm tại các nước nghèo hơn lên ít nhất là 100 test/100.000 người.

Trong đó, số tiền nhiều nhất được dùng vào chi trả cho xét nghiệm nhanh kháng nguyên với mức giá khoảng 3 USD và chỉ 15% được dùng để làm xét nghiệm sinh học phân tử. Dù xét nghiệm sinh học phân tử cho kết quả chính xác hơn nhưng mất nhiều thời gian hơn và chi phí là khoảng 17 USD.

Đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm là nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo trên thế giới. Bởi tới nay, chỉ có 0,4% trong khoảng 3 tỉ xét nghiệm được tiến hành trên thế giới là được thực hiện ở các nước nghèo, theo ACT-A.

Ngoài ra, ACT-A còn đặt mục tiêu đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19 để ít nhất 70% dân số toàn cầu được tiêm phòng vào giữa năm 2022.

‘Vũ khí mới’ chống Covid-19 có gì đặc biệt khiến nhiều nước châu Á đang lùng mua?

‘Vũ khí mới’ chống Covid-19 có gì đặc biệt khiến nhiều nước châu Á đang lùng mua?

Nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương đang lùng mua thuốc kháng virus do công ty Mỹ sản xuất với hy vọng làm thay đổi cuộc chiến chống Covid-19. 

Minh Thu (lược dịch)

Xung đột Nga - Ukraine sẽ thế nào vào mùa đông?

Các chuyên gia cho rằng, không loại trừ khả năng Nga – Ukraine tiến hành đàm phán hòa bình vào năm tới, sau khi trải qua những cuộc giao tranh khốc liệt trong mùa đông lạnh giá.

Tổng thư ký NATO nói ‘chuẩn bị đón tin xấu’ từ Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, quân đội Ukraine đã không giành được bất kỳ sự đột phá nào ở vùng xung đột trong nhiều tháng qua.

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Rộ tin Nga chuyển hệ thống phòng không S-400 từ Kaliningrad tới Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã di chuyển một số hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ vùng Kaliningrad tới Ukraine.

Những cuộc đoàn tụ đầy xúc động sau khi Israel và Hamas trao đổi con tin

Các đợt trao đổi tù nhân và con tin giữa Israel-Hamas đã giúp hàng chục người được trở về với gia đình, tạo ra những cuộc đoàn tụ vô cùng xúc động.

Tướng Ukraine hé lộ khả năng Nga mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt

Tướng quân đội Ukraine cho hay, Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt ra ngoài khu vực miền đông và nam Ukraine thêm lần nữa.

Israel tuyên bố hạ chỉ huy hải quân Hamas, xác nhận thả 39 tù nhân Palestine

Israel sáng nay (24/11) tuyên bố hạ Amar Abu Jalalah, chỉ huy lực lượng hải quân Hamas, trong đợt không kích ở thành phố Khan Younis thuộc miền nam Dải Gaza.

Hamas trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan

Hamas cho biết sẽ trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan mà nhóm này đang giam giữ ở Gaza, sau khi Iran làm trung gian cho chính phủ Thái Lan và và nhóm quân này.

Nga tuyên bố bán 99% sản lượng dầu cao hơn giá trần phương Tây

Nga đã bán thành công gần như toàn bộ sản lượng dầu của đất nước với giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt.

Đang cập nhật dữ liệu !