Cô học trò nghèo nặng 38kg vào Đại học Dược với ước mơ chế thuốc chữa bệnh cho bố

Sau khi biết kết quả tại Kỳ thi THPT quốc gia 2019 với số điểm 28,05, nữ sinh Lê Thị Thùy (học sinh trường THPT Lê Văn Hưu, Thanh Hóa) nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Dược Hà Nội với mong muốn trở thành dược sỹ để có thể điều chế ra các loại thuốc tốt cho sức khỏe.

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng gia đình vẫn quyết tâm để các em đến trường

Nữ sinh nghèo với thành tích học đáng nể

Giữa cái nắng oi ả của tháng 7, chúng tôi tìm về ngôi nhà nhỏ của gia đình nữ sinh Lê Thị Thùy (học sinh lớp 12C1 Trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa). Điều đáng nói, Thùy là 1 trong 11 thí sinh có số điểm xét tuyển đại học cao trên 28 điểm của tỉnh này (trong đó Toán 9,8; Vật lý 9,25; Hóa 9).

Sinh ra trong một gia đình có 2 chị em tại thôn Học Thượng, xã Đông Hoàng (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa), bố mẹ chủ yếu làm nông nghiệp, em Lê Thị Thùy lớn lên với bao vất vả của cuộc sống. Bố em là ông Lê Bá Tình (SN 1973) bị căn bệnh teo dây thần kinh thị lực không nhìn thấy gì, mẹ Lê Thị Tính (SN 1973) làm nông nghiệp nuôi 2 con ăn học. Hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, nhưng không vì thế mà nữ sinh này từ bỏ những hoài bão, ước mơ của mình.

Khi gặp Thùy, ấn tượng với chúng tôi là một cô gái hiền lành, có thân hình mảnh khảnh, nhỏ nhắn với chiều cao chỉ khoảng 1m55, cân nặng khoảng 38kg. Song ấn tượng hơn cả là phong thái năng động, bản lĩnh, nghị lực, khiêm tốn của em, ẩn chứa một khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống.

Chị Lê Thị Tính cho biết: “Gia đình tôi chủ yếu làm nông nghiệp, thời gian rảnh rỗi tôi lại đạp xe đi khắp các làng quê để thu mua đồng nát phụ giúp thêm để nuôi các con ăn học. Dù vất vả, khó khăn nhưng lo đến đâu được thì chúng tôi cũng cố gắng hết sức, thiếu thì đi vay mượn thêm anh em để cho các cháu ăn học nên người”.

Nữ sinh Lê Thị Thùy mong muốn vào Đại học Dược Hà Nội để có thể điều chế ra những loại thuốc tốt cho sức khỏe.

Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên 3 năm qua Thùy đi học trên chiếc xe đạp Thống Nhất cũ của người chị Lê Thị Nhung (sinh viên năm 3 Học viện Tài chính) để lại từ thời còn đi học cấp 3.

Thùy tâm sự: "Trong 3 năm qua, em luôn cố gắng học tập, xác định các môn học, nhất là các môn tự nhiên (trong đó có môn Hóa học) để vươn lên và chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Em cũng xác định sau này đi học em sẽ làm thêm gia sư để có tiền phụ giúp cho bố mẹ".

Khi nói về kết quả đạt được, Thùy vô cùng khiêm tốn: “Để có kết quả hôm nay không phải riêng bản thân em, mà từ khi bước vào cấp 3 em đã được các thầy cô giáo bộ môn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và sự động viên từ gia đình. Đặc biệt, trong 3 năm qua khi em học thêm, ôn luyện, các thầy cô bộ 3 môn (Toán, Vật lý, Hóa) không thu bất kỳ khoản thu nào”.

Ba năm qua, cô học trò nghèo đi học trên chiếc xe đạp Thống Nhất cũ.

Nói về bí quyết đạt thành tích cao như ngày hôm nay, Thùy chia sẻ: “Ngoài sự nỗ lực cá nhân, việc chú ý học tập kiến thức thầy cô giảng dạy trên lớp cũng vô cùng quan trọng, về nhà em thường xuyên luyện đề thi các thầy cô giáo cho, cũng như tìm kiếm thêm thông tin các môn học trên mạng. Vì khi làm bài thi phải nhanh, tốc độ cao nên việc luyện qua các bộ đề sẽ giúp em tự tin hơn”.

Theo thầy Trịnh Duy Thế, Thùy luôn đứng đầu khối về thành tích học tập.

Muốn điều chế ra những loại thuốc chữa bệnh cho bố

Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng thành tích học tập của Thùy vô cùng đáng nể khi 12 năm qua em luôn là học sinh giỏi và đã từng đạt giải Nhì môn Vật lý tỉnh Thanh Hóa khi đang theo học lớp 11. Ngoài ra, Thùy cũng là 1 trong 500 học sinh cấp THPT ở khu vực phía Bắc có thành tích học tập xuất sắc nhận học bổng VALLET năm học 2018-2019.

Sau khi biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019, Thùy cho biết em đã đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Dược Hà Nội với mong muốn sau này có thể điều chế ra được những loại thuốc mới, tốt cho sức khỏe.

Thùy tâm sự: “Bố em bị bệnh không thấy gì, chị em bị tai nạn gãy chân khi đang học ngoài Hà Nội, từ lúc đó em với hiểu hết được sức khỏe của con người quan trọng như thế nào nên em đã chọn trường Dược với mong muốn sau này có thể điều chế ra một loại thuốc tốt cho sức khỏe để chữa bệnh cho bố mẹ".

Những tâm sự chân thành của cô nữ sinh xứ Thanh thể hiện một con người sống tình cảm, biết lo lắng cho gia đình. Mỗi khi được nghỉ hoặc đi học về sớm, em thường phụ giúp gia đình làm việc nhà, việc đồng áng.

Chị Tính nói thêm về cô con gái nhỏ: “Là đứa thương bố mẹ, dù hoàn cảnh có khó khăn nhưng chưa bao giờ Thùy kêu ca điều gì mà càng quyết tâm học tập hơn. Đợt ôn thi vừa qua cháu học nhiều quá, sút cân từ 42kg xuống 37kg, tôi vô cùng lo lắng chỉ sợ cháu kiệt sức không thi được nhưng rồi hạnh phúc vỡ òa khi biết kết quả con đạt được”.

Ngôi nhà nhỏ của gia đình Thùy ở vùng quê nông nghiệp.

Trực tiếp giảng dạy cho em Lê Thị Thùy 3 năm môn Toán học, thầy Trịnh Duy Thế, giáo viên môn Toán trường THPT Lê Văn Hưu đánh giá: Em Thùy là người chăm chỉ, năng động và tiếp thu bài tốt, có cách giải bài nhanh, độc đáo.

"Trong 3 năm qua, em luôn là người đứng số 1 của khối về thành tích học tập các môn Toán, Vật lý, Hóa học. Kết quả của em trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi là thành quả xứng đáng sau những nỗ lực của em”, thầy Thế chia sẻ về cô học trò nhỏ trong niềm tự hào.

Trần Nghị
Từ khóa: Nữ sinh Lê Thị Thùy trường THPT Lê Văn Hưu huyện Thiệu Hóa xét tuyển Đại học Dược Hà Nội Dược sỹ Vượt khó Điều chế thuốc Thanh Hóa

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !