Cô giáo mặc phòng hộ lên lớp giảng bài: Chuyên gia nói gì?

Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc cô giáo ở Hà Nội mặc quần áo bảo hộ kín mít kèm kính che giọt bắn khi lên lớp giảng bài.

PGS.TS Lưu Lan Hương - giáo viên dạy Sinh học của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) lên lớp bằng bộ đồ phòng hộ kín mít. Chia sẻ với Vietnamnet, PGS Hương cho rằng: Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chúng ta chưa hẳn an toàn và vẫn phải đề cao tinh thần cảnh giác. Khi đi dạy, cô Hương nghĩ dạy với lớp đông học sinh không chỉ mình mà tất cả mọi người cũng nên có sự giữ gìn để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho cả mọi người.

Những hình ảnh cô giáo mặc bộ đồ bảo hộ màu xanh, đeo tấm chắn giọt bắn khi lên lớp sau khi được chia sẻ đã thu hút sự chú ý.

Nhiều người cho rằng việc làm của cô giáo có lẽ là một người cực kỳ cẩn thận, kỹ lưỡng, tốt cho công tác phòng dịch trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt ở Hà Nội khi mỗi ngày có hàng nghìn ca mắc Covid-19. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc làm này là thái quá, không cần thiết và gây sợ hãi cho học trò.

{keywords}
Cô giáo lên lớp với bộ phòng hộ kín mít. 

Theo BS Trương Hữu Khanh – Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cô giáo này không cần thiết phải mặc quần áo phòng hộ kín mít khi lên lớp. BS Khanh cho rằng trong điều kiện đã tiêm đủ vắc xin thì cô giáo lên lớp chỉ cần đeo khẩu trang và thường xuyên sát khuẩn tay là đủ. Mặc kín mít như vậy thậm chí còn gây tác dụng ngược với học sinh, học sinh cảm thấy sợ hãi vì dịch bệnh.

Hơn nữa, mặc quần áo phòng hộ cả ngày không thay không chỉ gây nóng bức, khó chịu cho cơ thể mà còn gây thêm bệnh vì áo bẩn không được thay ra.

Trước đó, theo quy định của Bộ Y tế những trường hợp cần mặc áo phòng hộ đó là người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; Cơ sở cách ly theo dõi người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2; Theo dõi chăm sóc người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà; Các chốt trong khu vực cách ly, tổ Covid-19, khu vực lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại cộng đồng; Khu vực nhập/xuất cảnh người, hàng hóa; vận chuyển người nhiễm, nghi ngờ nhiễm SARS-CoV2 và các đối tượng liên quan trực tiếp đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 trong các hoạt động phòng, chống dịch khác. Nhưng đến hiện tại thì chỉ những người chăm sóc bệnh nhân Covid-19 trong cơ sở y tế mới cần thiết mặc như vậy.

Đến hiện tại, BS Khanh cho biết chúng ta không cần quá thận trọng với dịch bệnh như trước đây nhưng cũng không quá coi thường, chủ quan, lơ là phòng dịch.

TS Nguyễn Đức Thái - Cố Vấn Khoa Học & Sáng lập viên TransMed-VN cho biết hiện nay chúng ta đã sống chung với dịch Covid-19 và thích ứng với nó thì không cần thiết phải mặc quần áo phòng hộ như vậy. TS Thái cho rằng tới nay các khuyến cáo phòng bệnh tốt nhất vẫn là khẩu trang có thể thêm kính bảo vệ mắt. Ba bộ phận virus tấn công đó là miệng, mắt, mũi vì vậy bạn chỉ cần bảo vệ ba bộ phận này là đủ.

Khi đi học trở lại, cô giáo cần huấn luyện cho trẻ kỹ năng ăn uống an toàn tại trường (khử khuẩn tay trước khi ăn, cởi bỏ khẩu trang đúng cách, ngồi giãn cách với các bạn ở vị trí thông thoáng gió, không nói chuyện trong khi ăn, đeo khẩu trang mới sau khi ăn...).

K.Chi 

 

 

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !