Cô giáo Khmer 12 năm dạy học trò nghèo: Ngoài tình yêu nghề còn có những bài học cuộc đời

Suốt 12 năm qua cô giáo người dân tộc Khmer có tên Thị Chanh Sóc The (Trường tiểu học Thạnh Yên 2, U Minh Thượng, Kiên Giang) vẫn miệt mài gieo con chữ, chăm sóc tận tình cho các em nhỏ đồng bào người dân tộc Khmer.

12 năm đồng hành cùng ngành giáo dục là từng ấy năm cô The sống và làm việc bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu vô tận với những học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.

{keywords}
Hình ảnh cô Thị Chanh Sóc The bên học trò của mình.

Chia sẻ với Infonet, cô giáo Thị Chanh Sóc The cho biết học sinh của cô hơn 90% là con em hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn. Vì lẽ đó, học sinh đến lớp không có dép để mang, không có áo trắng để mặc là chuyện rất bình thường nơi đây.

Do là học sinh người dân tộc nên đa số các em còn rụt rè, nhút nhát chưa thành thạo tiếng phổ thông để giao tiếp, nhất là khi lớp học một buổi/ ngày. Một số em không phát âm chuẩn do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ. 

Có những em đã đến giờ đi học mà còn ở ngoài đồng bắt cá, mò ốc, bắt những con vộp lá để phụ giúp gia đình.

Đó đều là những khó khăn trong quá trình công tác của tôi.

Cũng có những gia đình không nhiệt tình trong việc cho con đến trường vì họ nghèo quá. Tôi sẵn sàng chia sẻ, vận động làm sao để mỗi ngày học sinh đều đến lớp đầy đủ”, cô The nói.

{keywords}
Chân dung cô giáo Thị Chanh Sóc The

Với cô The, có lẽ, điều khiến cô vui và hạnh phúc nhất khi chọn nghề giáo là được tiếp xúc với những đứa trẻ. Những đứa trẻ ấy ở nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng đều rất thích thú đến lớp, đều rất chăm chú trong mỗi bài giảng. Điều đó tạo cho cô The thêm động lực yêu nghề dù hơn 12 năm công tác là từng ấy thời gian trải qua khó khăn.

Tuy nghề nhà giáo không đem lại cho tôi nguồn thu nhập lớn như những bạn bè cùng trang lứa nhưng tôi chưa bao giờ lấy đều đó làm thước đo cho cuộc sống.

12 năm trôi qua tôi dẫn dắt bao thế hệ học trò ở mái trường nghèo Xẻo Tôm (điểm lẻ của Trường tiểu học Thạnh Yên 2), điều làm tôi tự hào nhất là được đồng hành, sẻ chia, trang bị hành trang kiến thức, chắp cánh ước mơ cho những học sinh nghèo.

Ở Xẻo Tôm tôi thấy được sự ham học từ học sinh, dù hoàn cảnh các em rất khó khăn, có những em không được sống cùng cha mẹ nhưng các em luôn khát khao được đến trường.

Chính sự tinh khôi, thông minh, chăm chỉ của các em là động lực khiến tôi nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn để đem đến cho các em những bài học hay cả trong trang sách và cuộc sống. Bởi hơn ai hết, tôi mong bài học hôm nay sẽ là hành trang vững chắc để các em bay cao, bay xa hơn nữa, thoát khỏi nghèo đói bủa vây”, cô The tâm sự.

{keywords}
Cô giáo người Khmer giúp học sinh dân tộc thiểu số thực hiện ước mơ tới trường.

Nói về kỷ niệm đáng nhớ với học trò, cô The nhớ lại năm học 2015 - 2016, cô được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3/2, lớp học khá sôi nổi, chất lượng đồng đều, nhưng vẫn có học sinh đặc biệt. Vì vậy, bên cạnh dạy kiến thức, công tác giáo dục đạo đức cho các em cũng hết sức quan trọng.

Hôm đó, giờ lên lớp của cô có một bạn khóc nức nở vì mất cây bút máy mà lạ kỳ là tìm cả lớp đều không thấy.

Vì nghe một số học sinh nói có một học sinh tên H. trước đó đừng gần chiếc bút máy mà bạn này đã từng lấy trộm đồ của bạn khác nên trong giây lát nghi nghờ của cô The đổ dồn về phía học sinh tên H..

Lúc đó, có nhiều ánh mắt nhìn H. làm cho em bối rối, em cúi mặt xuống bàn, chỉ ôm mặt khóc sau khi bị cô The khuyên nên trả lại bút cho bạn.

Thế nhưng sự thật sau đó khiến cô The bất ngờ vì người lấy bút của bạn lại là một học sinh nam tên T. và tất nhiên là cô đã trách nhầm bạn H..

Ngay sau sự việc đó, cô The rút ra bài học cho bản thân: Khi gặp bất cứ tình huống nào là một giáo viên phải hết sức bình tĩnh, tìm hiểu thật kỹ sự việc để đưa ra cách giải quyết tốt nhất tránh tuyệt đối việc để học sinh của mình bị tổn thương.

Chúng tôi tin rằng những em bé Khmer được cô giáo The dạy dỗ sẽ có cơ hội được thực hiện ước mơ tiếp cận nhiều hơn với tri thức. Cô giáo The vẫn sẽ tiếp tục những chuyến đò của mình, với tình yêu nghề mãnh liệt và niềm mong mỏi về một cuộc đời tốt hơn cho các em học sinh thân thương nơi vùng quê nghèo.

 Thành tích trong giảng dạy của cô giáo Thị Chanh Sóc The

Năm học 2016 – 2017: Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện.

- Năm học 2018 – 2019: Đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện.

- Năm học 2019 – 2020: Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện và chiến sĩ thi đua cơ sở.

 - Nhiều năm liền đạt lao động tiến tiến và giấy khen của UBND huyện.

Hoàng Thanh

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Đang cập nhật dữ liệu !