Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chuyến “vượt cạn” đáng nhớ

Trong tập 223 của chương trình Tâm sự mẹ bỉm sữa, MC Ngọc Lan và TS Tô Nhi A đã có buổi trò chuyện và gặp gỡ mẹ bỉm trẻ tuổi Lê Thanh Thư (26 tuổi, Bình Định).

5 năm trước, nghe Thư báo tin mang thai, người yêu của cô mừng rỡ và lập tức lên kế hoạch làm đám cưới. Trước cưới 3 ngày, Thư đến phòng khám siêu âm định kỳ thì được bác sĩ thông báo không có thai.

Thư và chồng sắp cưới vô cùng hoang mang. Bởi 1 tháng trước, bác sĩ đã siêu âm, xét nghiệm, khẳng định cô mang thai. 

Bác sĩ giải thích, có thể Thư gặp phải tình huống cực hiếm trong y khoa, mang thai ngoài tử cung và thai nhi tự tiêu.

Dù rất buồn nhưng Thư và bạn trai vẫn tiếp tục tiến hành lễ cưới. Vì hai người đến với nhau bằng tình yêu, không phải “cưới chạy bầu”.

anh 3 me bim co chong mat som.png
Thanh Thư sống cảnh góa bụa từ năm 23 tuổi

Sau đám cưới không lâu, Thư cảm thấy cơ thể có nhiều điểm lạ thường. Cô gạt đi nỗi sợ lần đầu mang thai không suôn sẻ, nhanh chóng mua que về thử thai. 

Que thử thai xuất hiện 2 vạch đậm, vợ chồng Thư hạnh phúc, ôm chầm lấy nhau. Niềm vui như được nhân đôi khi bác sĩ thông báo, cô mang thai 2 bé gái.

Thời gian đầu, Thư ốm nghén nặng, phải thường xuyên truyền nước biển. Nhưng đến tháng thứ 6, cô hết nghén, ăn uống ngon miệng. 

Thay vào đó, cô thấy ông xã có biểu hiện ốm nghén. Anh liên tục nhõng nhẽo, đòi vợ mua xoài chua về ăn.

Nếu như quá trình bầu bí thuận lợi thì đến lúc sinh, Thư đối mặt với đau đớn và lo lắng. Do thai nhi gặp chút bất thường nên bác sĩ yêu cầu Thư sinh sớm bằng phương pháp mổ chủ động.

Dù được gây tê nhưng Thư vẫn cảm nhận nỗi đau cắt da cắt thịt trong từng vết rạch, khâu chỉ của bác sĩ. Sau 30 phút đau đớn, cô hạnh phúc đón 2 con gái chào đời. 

Tuy nhiên, chỉ một bé khỏe mạnh ở lại cùng Thư, còn bé kia được đưa qua phòng dưỡng nhi chăm sóc.

Khi Thư sinh nở, chồng cô luôn cận kề, động viên, chăm sóc. Thậm chí, anh đi khắp bệnh viện, xin sữa của các sản phụ cho con.

Hạnh phúc chẳng tày gang

Vợ chồng Thư còn trẻ, chưa biết cách chăm con. May mắn, cô được bố mẹ ruột hỗ trợ chăm 2 con nhỏ. Cô chỉ việc ngủ và vắt sữa. Tiếc là chỉ sau 20 ngày, Thư bị mất sữa, người thân phải thay nhau đi xin sữa mẹ.

Ba tháng đầu, 2 bé gái sinh đôi ngoan ngoãn, ít quấy khóc. Nhưng, ngay sau thời gian đó, 2 bé quấy khóc liên tục. Hàng đêm, vợ chồng Thư chia nhau mỗi người bế 1 bé dỗ dành.

Dù vất vả, vợ chồng trẻ luôn san sẻ, hỗ trợ chăm con. Tổ ấm của hai người đầy ắp tiếng cười. Bên cạnh đó, vợ chồng cô lập ra nhiều kế hoạch để thực hiện ở tương lai.

Kế hoạch vạch ra, chưa kịp thực hiện thì biến cố ập đến gia đình nhỏ. Thư ứa nước mắt kể chuyện cũ: “Khi 2 con gái được 14 tháng tuổi, chồng tôi gặp tai nạn, rồi qua đời lúc tuổi đời còn rất trẻ”.

Bình thường, chồng Thư đi làm về nhà rất đúng giờ. Hôm đó, cô thấy nóng ruột, nhờ mẹ gọi điện cho con rể. Tuy nhiên, người nghe điện thoại không phải chồng của Thư. Người này nói chồng cô bị tai nạn rất nặng, đang nằm ở bệnh viện.

Ngay lập tức, Thư nhờ bố chở đến bệnh viện. Đến nơi, cô chạy thẳng vào phòng cấp cứu thì bác sĩ thông báo chồng cô đã mất.

“Lúc đó, tôi rất muốn khóc nhưng không khóc được, người lạnh toát, 2 hàm răng va vào nhau phát ra tiếng.

Chồng tôi nằm trên băng-ca như một người đang ngủ. Cơ thể anh không có vết thương lớn, chỉ xây xát một chút.

Tôi không hiểu sao mình có thể bình tĩnh lấy lại chiếc nhẫn cưới của chồng làm kỷ niệm. 

anh 4 me bim co chong mat som.png
Hàng đêm, Thư vẫn khóc thương nhớ người chồng đoản mệnh

Sau khi chôn cất chồng, bố mẹ Thư quyết định dời nhà đi nơi khác, tránh con đường mà chồng cô gặp nạn.

Trở thành góa phụ khi còn quá trẻ, Thư lập ra một kế hoạch rất dài. Với kế hoạch đó, cô gánh trách nhiệm vừa làm mẹ vừa làm cha, nuôi nấng 2 con đến lớn.

Trong khi Thư nỗ lực làm việc, bố mẹ cô ra sức chăm sóc 2 cháu ngoại. Hiện, kinh tế gia đình cô tạm vững chắc, 2 bé được nuôi dạy chu đáo, đáng yêu.

Để hai con quen với tiếng gọi bố, Thư cho 2 con gọi anh trai và chị dâu của cô là bố mẹ. Đến khi con 4 tuổi, Thư mới dẫn con ra thăm mộ bố. 

Khi biến cố chưa ập đến, vợ chồng Thư có dự định đưa nhau du lịch khắp nơi. Chẳng may chồng không còn, Thư cố gắng thực hiện kế hoạch này cùng 2 con nhỏ. Trong những chuyến du lịch đó, cô mang theo ảnh của chồng, xem như đưa anh đi chơi cùng.

Bề ngoài, Thư là mẹ bỉm mạnh mẽ, tháo vát nhưng mỗi đêm, cô luôn nhớ đến chồng, khóc ướt gối. Sau phút yếu lòng, cô tự nhủ phải cứng rắn hơn, trở thành chỗ dựa cho 2 con về vật chất lẫn tinh thần. Hai con gái cũng chính là động lực, nhắc nhở cô vượt chông gai, tiến về phía trước.

Ảnh: Tâm sự mẹ bỉm sữa

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !