Tại sao động vật có nọc độc không chết vì độc tố của bản thân mình?
Những con rắn độc, nhện độc, ếch độc sở hữu nọc có độc tính cao, thế nhưng tại sao chúng không bao giờ tử vong vì những chất độc này?
Loài ếch phi tiêu nhiều màu sắc cực độc ở các khu rừng nhiệt đới |
Hầu như ai cũng biết nọc độc của một số loài động vật rất nguy hiểm như rắn hổ mang, ếch phi tiêu độc, nhện độc, nếu tiêm vào bất cứ loài sinh vật nào bao gồm cả con người, cũng có thể khiến đối tượng tử vong.
Một trong những loài có độc tố nhất trên thế giới là loài ếch nhỏ nhiều màu sắc, ếch phi tiêu độc sống ở các khu rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ. Loài ếch này không phải sinh ra đã có nọc độc, chúng tạo ra vũ khí chất độc trong người mình bằng cách ăn côn trùng hay động vật chân đốt khác. Chất độc trong cơ thể một con ếch đủ để giết chết 10 người trưởng thành.
Vậy đã bao giờ bạn tử hỏi liệu một con chứa độc tính cao như vậy nhưng có bao giờ chết vì trúng nọc độc của nó không?
Fayal Abderemane-Ali, nhà khoa học tại Đại học California, San Francisco, tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết nếu bạn ăn trúng một con ếch độc, bạn sẽ chết gần như ngay lập tức nhưng chúng không chết khi ăn trúng độc của bản thân vì bản thân những loài mang nọc độc phát triển cơ chế để ngăn chặn quá trình tự nhiễm độc.
Những con rắn cùng loài thường không sử dụng nọc độc trong các cuộc chiến tranh giành cho lãnh thổ hoặc bạn tình. Điều này có thể được giải thích rằng chúng tự biết rằng nọc độc sẽ không mang lại lợi thế trong cuộc chiến cùng loài như vậy. Do đó, chúng phải sử dụng chính sức mạnh của bản thân để giành chiến thắng.
Có ba chiến lực mà các loài động vật có độc sử dụng để ngăn chặn quá trình tự nhiễm độc. Trong đó, phổ biến nhất là xuất hiện một đột biến di truyền làm thay đổi hình dạng của protein mục tiêu của độc tố.
Ví dụ như loài ếch độc Dendrobates tinctorius azureus mang một chất độc gọi là epibatidine. Đây là chất gây ức chế cơ quan thụ cảm trong não như nicotine nhưng mạnh hơn ít nhất mười lần. Theo một nghiên cứu năm 2017, những con ếch này đã tiến hóa sự thích nghi trong các thụ thể acetylcholine của chúng làm thay đổi một chút hình dạng của các thụ thể đó, giúp chúng kháng độc tố.
Một chiến lược khác mà những kẻ săn mồi có nọc độc sử dụng là khả năng loại bỏ hoàn toàn chất độc ra khỏi cơ thể. Đây là cách khác để động vật tránh bị ngộ độc từ những thứ chúng ăn.
Chiến lược thứ ba gọi là cô lập. Điều này có nghĩa là động vật sẽ phát triển hệ thống lưu giữ độc tố trong cơ thể mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến bản thân chúng.
Những phát minh hài hước chiến thắng giải Ig Nobel 2021
Thí nghiệm lật ngửa tê giác là một trong những nghiên cứu khoa học đoạt giải Ig Nobel, đúng với tiêu chí 'đầu tiên khiến con người cười, sau đó khiến họ suy nghĩ'.
Hoàng Dung (lược dịch)