Nhện khổng lồ ẩn nấp bên trong thân tre ở Thái Lan
Một youtuber phát hiện một loài nhện mới thuộc nhóm tarantula có đặc tính kỳ lạ là sống bên trong các thân cây tre.
Tarantula là một họ nhện kích thước khổng lồ, thường có lông, ngoại hình ghê sợ, chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới ở châu Mỹ, châu Phi. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loài nhện tarantula mới ở Thái Lan gây bất ngờ.
Nhện khổng lồ ẩn nấp bên trong thân tre ở Thái Lan |
Narin Chomphuphuang, một nhà nghiên cứu tại khoa côn trùng học Đại học Khon Kaen ở Thái Lan cho biết: "Những con nhện này thực sự đáng chú ý. Đó là loài sinh vật hoang dã đầu tiên được biết đến với hệ sinh thái dựa trên tre".
JoCho Sippawat, một Youtuber ở Thái Lan có 2,5 triệu người theo dõi trên Youtube, cũng là người đam mê động vật hoang dã tình cờ phát hiện loài nhện mới trong một chuyến đi vào khu từng ở gần nơi anh sống tại Mae Tho, huyện Mueang Tak, tỉnh Tak, phía tây bắc Thái Lan.
JoCho Sippawat phát hiện ra loài nhện mới ở Thái Lan |
Sippawat sau đó đã gửi hình ảnh con nhện cho Chomphuphuang là một nhà nhện học, một nhà khoa học nghiên cứu về loài nhện. Chomphuphuang ngay lập tức nghĩ rằng đó là một loài tarantula mới.
Sau một chuyến đi khảo sát thực tế và nghiên cứu, loài nhện mới chính thức được công nhận.
Các nhà khoa học đây là một chi và loài mới có tên Taksinus bambus, theo tên vị vua Thái Lan thế kỷ 18 Taksin Đại đế.
Nghiên cứu cho biết, loài nhện mới được công nhận là loài nhện tarantula sống trên cây duy nhất sống ở Thái Lan. Loài nhện mới sống ở độ cao 1.000 mét so với mực nước biển, có cơ thể màu đen và xám đậm, với các dải màu vàng trên chân.
Chomphuphuang cho biết tre có nhiều lợi thế để loài nhện mới làm nhà. Tre có chứa độ ẩm giúp nhện duy trì nhiệt độ, điều này đặc biệt quan trọng đối với nhện tarantulas. Chúng lột xác và lột bỏ bộ xương ngoài, bề mặt trơn của tre cũng ngăn cản những kẻ săn mồi.
Nhện Taksinus thích nghi với cuộc sống trong các thân cây rỗng của tre bằng cách chui vào cây tre bị hư hại do các loài động vật khác tạo ra hoặc do thiên nhiên gây ra. Sau đó dùng tơ để đan lại chỉ tạo ra lối vào nhỏ
Khám phá mới chứng minh khả năng thích ứng, tiến hóa của loài tarantula và cho thấy sự đa dạng sinh học của các khu rừng ở Thái Lan.
Chomphuphuang cho biết: "Chúng tôi chủ yếu thực hiện sứ mệnh nghiên cứu và giữ gìn đa dạng sinh học, động vật hoang dã được tìm thấy trong những khu rừng này, đặc biệt là các sinh vật sống nhỏ khỏi nguy cơ tuyệt chủng".
Tuyết rơi nhiều biến sa mạc Sahara thành xứ sở mùa đông
Đây là lần thứ 5 trong vòng 42 năm qua, tuyết rơi nhiều trên khu vực sa mạc khô nóng nhất thế giới.
Hoàng Dung (lược dịch)