Chuyện ít biết về bức ảnh “Tấn công Dinh Khâm sai”

Sát ngày 19-8-2015, tôi được mời đến thăm Nhà tưởng niệm tướng Hoàng Thế Thiện và trò chuyện với nhà sưu tập tem Hoàng Anh Thi-con trai cụ về những con tem trong Bộ sưu tập tem Cách mạng Tháng Tám.

Ngỡ ngàng khi được ngắm những con tem lịch sử, nhất là 4 con tem đầu tiên do họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bưu chính nước nhà phát hành năm 1946. Rồi Thi chỉ vào hai con tem ghi “Quần chúng cách mạng tấn công vào Bắc Bộ Phủ”. Tôi ngắt lời:

- Này, trước 19-8-1945 phải gọi là Dinh Khâm sai chứ?

- Vâng, nhưng họ in trên con tem như vậy. Hai con tem này phát hành năm 1958, có in giá 150 và 500 đồng. Còn đây là bức ảnh lịch sử, chính là nguồn cảm xúc cho họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ hai con tem - Thi giở cuốn sách dày cho tôi xem bức ảnh gốc.

Xuất xứ của bức ảnh lịch sử

Chuyện ít biết về bức ảnh “Tấn công Dinh Khâm sai” - ảnh 1

Tấn công Dinh Khâm sai. Ảnh: VŨ NĂNG AN

Về sự kiện lịch sử Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng ta có rất ít tư liệu vì số nghệ sĩ nhiếp ảnh ngày ấy rất hiếm hoi, máy ảnh cũng rất đắt và hiếm, người chơi ảnh lại càng hiếm. Ta có thể được xem những hình ảnh ấn tượng về nạn đói năm 1945 của cố nghệ sĩ Võ An Ninh, còn ai là tác giả của vài bức ảnh tại quảng trường Nhà hát Lớn và Dinh Khâm sai vào trưa 19-8-1945?

Tôi thực sự xúc động khi được xem bức ảnh này vì như được thấy hình ảnh của cha tôi-cụ Trần Tử Bình, Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, trực cơ quan Xứ ủy ở ATK Vạn Phúc (Hà Đông), phụ trách 10 tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ-cùng Thường vụ Xứ ủy Nguyễn Khang, Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, có mặt trong giờ phút lịch sử ấy. Là con em các thành viên từng tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Hà Nội, chúng tôi có một sự gắn bó mật thiết với nhau. Nguyễn Duy Thành, con trai cụ Nguyễn Duy Thân, cùng là học viên Đại học Kỹ thuật Quân sự cách đây hơn 40 năm. Cuối năm 2009, biết cụ Phan Thị Sáng, thân mẫu của Thành còn sống, tôi xin phép đến thăm. Cụ còn khỏe và vui vẻ mang cho tôi xem bộ an-bum của gia đình. Cụ tinh tường kể: “Ông Nguyễn Duy Thân nhà tôi là dân Đình Bảng, Bắc Ninh. Nhờ gia đình khá giả mà ông được ra Hà Nội học Trường Bưởi từ năm 1934. Tại đây, ông tham gia phong trào yêu nước. Năm 1937, bị mật thám Pháp theo dõi, ông được tổ chức cho về dạy học ở xã Trung Mầu, ven đê sông Đuống. Năm 1940, ông tham gia thành lập “chi bộ ghép” ở Từ Sơn; rồi vận động anh em trong họ thành lập chi bộ đầu tiên ở xã Đình Bảng. Ông Lê Quang Đạo (sau này là Trung tướng, rồi Chủ tịch Quốc hội) là cháu gọi ông Thân là cậu ruột, cũng được ông giới thiệu kết nạp và là Bí thư đầu tiên của xã. Vừa sinh hoạt tại chi bộ xã, ông Thân vừa tham gia hoạt động tại Hà Nội. Tới năm 1941, ông bị bắt và đày lên Sơn La. Đầu năm 1945, lợi dụng tình hình Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương, ông cùng một số tù chính trị ở Sơn La tổ chức vượt ngục. Ngay sau đó, ông về Phú Thọ xây dựng “chi bộ ghép” đầu tiên, sau phát triển sang cả Yên Bái. Ít lâu sau, ông Ngô Minh Loan về thay ông. Về hoạt động ở Hà Nội, ông vận động bà con Từ Sơn, Đình Bảng buôn bán ở Hàng Ngang, Hàng Đào ủng hộ Việt Minh…”.

Ngày 17-8-1945, sau khi Việt Minh phá tan cuộc mít tinh của Tổng hội Công chức ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, biến thành cuộc tuần hành biểu dương lực lượng chưa từng có thì Thường vụ Xứ ủy thông qua 2 ông Trần Tử Bình và Nguyễn Khang quyết định cho Hà Nội khởi nghĩa vào ngày 19-8. Sáng 19-8, sau khi ủy viên Trần Quang Huy đọc lời hiệu triệu, kêu gọi đồng bào theo Việt Minh, tiến lên giành chính quyền, thì quần chúng cách mạng được chia thành 3 cánh tấn công vào Dinh Khâm sai, Tòa Thị chính và Trại Bảo an binh. Cha tôi cùng cụ Nguyễn Khang chỉ huy cánh tấn công vào Dinh Khâm sai. Cùng chỉ huy tấn công vào đó còn có ông Nguyễn Duy Thân và Lê Trọng Nghĩa.

Nhiếp ảnh gia Vũ Năng An mang theo máy, len lỏi và bấm những bức ảnh của thời khắc lịch sử ấy. Ông trèo lên cả cột điện để lấy độ cao. Có cả những bức ảnh khi lính Bảo an chĩa súng từ trong ra ngoài nhưng quần chúng cách mạng vẫn dũng cảm trèo rào vào bên trong Dinh Khâm sai… Đêm về, tráng phim rồi cho in, phóng ra thì nhận ra cái ông đội mũ phớt, mặc quần áo trắng đang lao vào cổng dinh chính là cán bộ cách mạng Nguyễn Duy Thân, một người rất thân quen. Ông An nghĩ, sẽ tìm cách tặng bức ảnh này cho cụ Thân.

Sau ngày 19-12-1946, theo lời kêu gọi của Cụ Hồ, ông Vũ Năng An lên Chiến khu Việt Bắc và mang theo bức ảnh quý. Ông đã gửi ảnh này cho ông Phạm Quang Chỉ-thư ký của cụ Thân, để tặng lại cho nhân vật trong ảnh. Khi nhận được bức ảnh quý, Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu 1 Nguyễn Duy Thân rất cảm động và không quên đóng dấu thư viện gia đình vào phía sau.

Vĩ thanh

Cụ Phan Thị Sáng nâng niu bức ảnh, tâm sự: “Ông nhà tôi sau khi chụp bức ảnh này 7 năm thì mất ở Bắc Kinh. Lúc đó, ông sang học Học viện Mác-Lê. Cho đến giờ vẫn chưa tìm được mộ phần. Còn ông Vũ Năng An thì mất cách đây mấy năm. Bức ảnh này thất lạc mãi, gần đây mới tìm ra...”.

Có một điều, không phải ai cũng biết: Cụ Phan Thị Sáng chính là em gái của nhà cách mạng Phan Trọng Tuệ. Trước 19-8-1945, cụ Sáng theo cụ Nguyễn Văn Trân, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, đi dự Hội nghị của Đảng ở Tân Trào. Ngày 21-8-1945, khi trở về đến Hà Nội đã thấy cờ đỏ tung bay khắp nơi và bà Sáng đã về ngay Bắc Ninh tham gia lãnh đạo khởi nghĩa. Hai ông bà còn là đại biểu của Quốc hội khóa I đầu năm 1946.

... Chỉ ít tháng sau khi đến thăm cụ Phan Thị Sáng, tôi nhận được tin cụ đã quy tiên.

Theo QĐND Online

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !