Chuyên gia Ukraine hé lộ kịch bản sử dụng tên lửa ‘đe dọa’ cầu Crimea

RIA đưa tin, người đứng đầu văn phòng thiết kế Luch, ông Oleg Korostelev, mới đây đã tiết lộ chiến thuật sử dụng hệ thống tên lửa bảo vệ bờ biển RK-360MTs Neptun với tên lửa hành trình R-360.

Người Ukraine đang mất niềm tin vào Tổng thống Zelensky?

Người Ukraine đang mất niềm tin vào Tổng thống Zelensky?

Một cuộc thăm dò dư luận do Viện Xã hội học quốc tế Kiev thực hiện cho thấy người dân Ukraine đang nhanh chóng mất niềm tin đối với các nhà chức trách.

Trước đó, hôm 17/6, Bộ Quốc phòng Ukraine công bố một video phóng thử nghiệm tên lửa chống hạm mới R-360 Neptune. Các cuộc thử nghiệm đã được tổ chức tại sân tập Alibey gần Odessa.

{keywords}
Tên lửa hành trình chống hạm R-360 Neptune. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine)

Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, tên lửa được phóng ra bởi các hệ thống tên lửa di động ven biển và bắn trúng các mục tiêu giả định trên biển ở khoảng cách 80 km từ bờ biển. Bước tiếp theo sẽ là phát triển các phiên bản phục vụ cho hàng hải và hàng không.

Giám đốc văn phòng thiết kế Luch, ông Oleg Korostelev cho biết, nhà phát triển đã phác thảo một kịch bản có thể xảy ra đối với việc sử dụng vũ khí được gọi là “kẻ hủy diệt” của cầu Crimea. Theo nhà phát triển, hệ thống tên lửa này được tạo ra trong 2,5 năm với nguồn lực tài chính hạn chế.

Ngoài ra, ông Korostelev lưu ý rằng, RK-360MTs Neptune sử dụng các thành phần chủ yếu là của Ukraine, đặc biệt là một động cơ, một hệ thống dẫn đường quán tính, một radar điều hướng và một hệ thống thông tin liên lạc.

Ông Korostelev cũng bày tỏ hy vọng trong vòng 1 đến 2 tháng sau khi hoàn thành các thủ tục liên quan, tổ hợp tên lửa ven biển sẽ được Bộ Quốc phòng Ukraine thông qua. Ông Korostelev cho biết thêm, việc sản xuất một bộ phận của RK-360MTs Neptune cần từ 10-11 tháng.

Cũng theo ông Korostelev, hệ thống tên lửa này có khả năng phá hủy một tên lửa nhất định trong vòng 10 đến 15 giây.

Đồng thời, chuyên gia Korostelev nhấn mạnh, hiệu quả bắn trúng mục tiêu của một tên lửa R-360 Neptune (Hải Vương tinh) rất lớn, nó như là một quả bom nặng 150 kg.

Trước đó, Cựu Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, ông Alexandr Turchinov hôm 15/7/2019 khẳng định, tên lửa hành trình “Neptune” chế tạo tại Ukraine đủ sức tiêu diệt các chiến hạm Nga thuộc bất kỳ lớp nào tại các hải cảng và căn cứ trên Biển Đen, biển Azov, cũng như “trong vòng vài phút” có thể thổi bay cây cầu Crimea.

Tạp chí National Interest trong một bài viết cũng cho rằng, nếu thành công tên lửa Hải Vương tinh sẽ là một cột mốc quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa của Ukraine.

Hệ thống Neptune được sử dụng để bảo vệ eo biển và lãnh hải, bảo vệ các tuyến biển ngoài khơi, căn cứ hải quân, cơ sở hạ tầng ven biển.... Toàn bộ tổ hợp R-360 Neptune bao gồm cơ cấu phóng USPU-360, thùng chứa tên lửa TPK-360, xe phát điện TZM-360 cùng với phương tiện vận tải TM-360. Tên lửa hành trình R-360 Neptune có đầu đạn nặng 150 kg, tầm bắn lên tới 280 km và tốc độ khoảng 900 km/giờ, độ cao bay trên đỉnh sóng từ 3 đến 10 m. Tổ hợp này cung cấp khả năng phóng đồng thời lên tới 24 tên lửa.

Thanh Bình (lược dịch)

Video lính dù Nga bắn hạ UAV trinh sát của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh các lính dù nước này bắn hạ máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.

Video thiết giáp Ukraine sống sót sau đòn tập kích trực diện từ tên lửa Nga

Dưới đây là khoảnh khắc thiết giáp Braley trong biên chế quân đội Ukraine sống sót sau đòn đánh trực diện từ tên lửa chống tăng của Nga.

Video pháo binh Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga ở Kherson

Lực lượng pháo binh của Ukraine đã bắn nổ hệ thống phòng không SA-8 Gecko và pháo tự hành 2S7 Pion của Nga tại vùng Kherson.

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Sở hữu tên lửa ATACMS của Mỹ, vì sao Ukraine vẫn lo sợ trực thăng Ka-52 Nga?

Trực thăng ‘Cá sấu’ Ka-52 của Nga hiện vẫn là mối đe dọa đối với quân đội Ukraine, dù Kiev đã có trong tay hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ.

Video tên lửa HIMARS của Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) để bắn nổ một tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga tại vùng Kherson.

Tàu sân bay thứ 3 của Mỹ cập cảng Hàn Quốc trong năm nay

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Busan, Hàn Quốc vào hôm nay (21/11). Động thái nhằm thể hiện sự răn đe mở rộng trước chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Video thiết bị quân sự của Ukraine bị tập kích ở Avdiivka

Trên mạng xã hội mới đây đăng tải video cho thấy một số xe chiến đấu bộ binh Bradley và một xe tăng Leopard của Ukraine bị quân đội Nga tập kích ở phía Bắc Avdiivka, Donetsk.

Mỹ thử thành công tên lửa tấn công chính xác mới PrSM

Tập đoàn Lockheed Martin thông báo, cùng với quân đội Mỹ họ đã thử nghiệm thành công tên lửa tấn công chính xác (PrSM) sẽ thay thế hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS).

Đang cập nhật dữ liệu !