‘Anh lớn’ Bắc Phi mua 500 tăng T-90 để càn quét lính Thổ ở Libya?
Ai Cập vừa có động thái khiến Ankara lo sợ khi mua 500 tăng T-90MS của Nga, hành động này được cho là để chuẩn bị tham chiến ở Libya, kiểm soát tuyệt đối “ranh giới đỏ”.
Theo báo cáo của truyền thông Ai Cập, Bộ Quốc phòng Ai Cập và Công ty Uralvagonzavod (UVZ) cùng Rosoboronexport của Nga đã đạt được thỏa thuận về việc chuyển giao kỹ thuật và quy trình chế tạo 500 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS của Nga cho Ai Cập. Theo các nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, công ty UVZ của Nga sẽ xây dựng một nhà máy ở Ai Cập để lắp ráp xe tăng T-90MS.
T-90MS sẽ góp phần nâng cao mạnh mẽ sức mạnh của Quân đội Ai Cập. Nguồn: Sohu. |
Loại tăng này dự kiến sẽ không được “địa phương hóa” hoàn toàn ở Ai Cập, do một số lượng lớn các bộ phận xe tăng T-90MS vẫn sẽ được nhập khẩu từ Nga. Trong bối cảnh nền kinh tế không mấy lạc quan, vậy hợp đồng trị giá 2 tỉ USD này của Ai Cập xuất phát từ nguyên nhân chiến lược nào?
Một số nhà phân tích tin rằng, Ai Cập đã đầu tư rất nhiều vào việc mua 500 xe tăng T-90MS của Nga để chuẩn bị can thiệp vào cuộc nội chiến ở nước láng giềng Libya. Do Ai Cập là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) và đang có ý định can thiệp vào quốc gia này để hỗ trợ LNA đánh bại Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Xung đột tại Libya phức tạp, nhưng về cơ bản những diễn biến hiện nay cho thấy đây là cuộc chiến tranh ủy nhiệm với sự can dự rõ nét của Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Thổ Nhĩ Kỳ vài tháng gần đây tăng cường can thiệp quân sự vào Libya, cử tàu chiến áp sát bờ biển Libya, điều máy bay chở vũ khí, chuyển thiết bị bay không người lái chi viện cho lực lượng GNA.
Đối đầu giữa hai lực lượng hiện ở mức báo động. Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng tỏ sự lão luyện với bước đi chi viện vũ khí, chuyển giao công nghệ quốc phòng cho lực lượng GNA. Chính mẫu drone Bayraktar do Ankara cung cấp đã giúp quân đội GNA đánh bại hệ thống phòng thủ Panstir của Nga do UAE chuyển cho lực lượng thân tướng Haftar, đẩy lui các cuộc tấn công của LNA.
Ý định của Ankara là hậu thuẫn cho GNA, làm suy yếu LNA do tướng Halfar đứng đầu được Ai Cập hậu thuẫn, để hướng đến mục tiêu lớn hơn là quyền thăm dò, khai thác dầu khí ở Địa Trung Hải. Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc Ai Cập phải có những bước chuẩn bị cho mình. Đặc biệt, Tổng thống Ai Cập Fatah al-Sisi hôm 20/6 đã khẳng định khu vực Sirte-Jufra ở Libya là "ranh giới đỏ" đối với Ai Cập và GNA không được đi quá giới hạn này.
Thổ Nhĩ Kỳ đang lo lắng trước hợp đồng mua T-90MS khủng của Ai Cập. Nguồn: Sohu. |
Một khi Ai Cập chính thức tham chiến ở Libya, 500 xe tăng T-90MS mua của Nga sẽ là công cụ đắc lực của Ai Cập trong việc kiểm soát “ranh giới đỏ”. Do xe tăng T-90 từ lâu đã là vũ khí rất nổi tiếng do Nga sản xuất, đã được khẳng định sức mạnh và xuất khẩu đến rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Riêng ở chiến trường Syria trong nhiều năm qua, những chiến tăng T-90 hiện đại hóa đã thể hiện rất xuất sắc. Ngay cả khi trúng đạn tên lửa chống tăng trực tiếp, thiệt hại với T-90 đôi khi vẫn rất thấp.
Động thái của Ai Cập đang làm người Thổ lo lắng, với sự bổ sung số lượng 500 xe tăng T-90MS, sức mạnh Ai Cập tại Libya sẽ càng được cải thiện và chắc chắn sẽ vượt trội hơn Thổ Nhĩ Kỳ ở một số khía cạnh.
Ai Cập từ lâu đã “bất mãn” với Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là trong việc tranh chấp quyền thăm dò tại vùng biển đông Địa Trung Hải. Đáng chú ý, Ai Cập đã thành lập liên minh 5 nước Địa Trung Hải để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông Tariq Fahmy, giáo sư chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Cairo, việc Ankara tiếp tục có động thái ủng hộ GNA và mở rộng hoạt động thăm dò ở Địa Trung Hải có thể sẽ đẩy liên minh 5 nước chuyển sang giai đoạn “quân sự hóa”, thành lập một lực lượng quân sự chung để bảo đảm lợi ích của các nước này tại những nước liên quan. Nó cũng sẽ đẩy 5 nước tăng cường hợp tác nội khối về an ninh, chiến lược, thông tin tình báo chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiến lược kiểm soát Địa Trung Hải của ông Putin khiến Mỹ bất an
Nga đang tăng cường hiện diện ở Địa Trung Hải, Mỹ, NATO đặc biệt quan ngại vấn đề này, do đây sẽ là tiền đề để “hất cẳng” Washington khỏi vùng biển chiến lược này.
Đức Trí (lược dịch)