Bé trai 7 tuổi mắc căn bệnh chỉ 12 người gặp

PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên - Trưởng khoa Hồi sức nhiễm - Chủ nhiệm bộ môn Nhi ĐHYD TP. HCM cho biết khoa vừa cấp cứu một bệnh nhi viêm não hoại tử cấp tính đầu tiên.

Theo PGS Nguyên, tháng 8/2022, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận bệnh nhân Bùi D.M., (nam, 7 tuổi, ở quận 12), bé bệnh 2 ngày, khởi phát bệnh có sốt. Hôm sau sốt cao 39 độ C và không đáp ứng khi người nhà gọi hỏi, lên cơn co giật; được gia đình đưa đến bệnh viện Nhi đồng 1.

Bé hoàn toàn khoẻ mạnh trước đây. Khi nhập viện cấp cứu bé không tỉnh (Glasgow 11), co giật toàn thân; được nhanh chóng thở oxy, chống co giật, kháng sinh, kháng siêu vi acyclovir, chống phù não và tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân.

Kết quả ban đầu ghi nhận bạch cầu máu 13,7K/uL, CRP 13mg/L, procalcitonin 50ng/ml, dịch não tủy 2 tế bào bạch cầu, lactacte 3,6mmol/L, protein 0,217g/L. CT-Scan não cấp cứu có tổn thương giảm đậm độ nhu mô não vùng đồi thị, bán cầu đại não 2 bên và thân não.

Tuy nhiên lâm sàng còn sốt cao liên tục, tri giác không cải thiện. Sau 24 giờ nhập viện bé xuất hiện nhiều cơn co gồng, phù não tiến triển, tri giác mê, suy hô hấp tiến triển, giảm huyết áp. Các xét nghiệm sau đó cho thấy phản ứng viêm tăng cao và tổn thương gan nặng. Chụp MRI não ghi nhận nhiều ổ hoại tử, xuất huyết và phù não lan toả 2 bên, phù hợp với viêm não hoại tử.

Bệnh nhi được chuyển hồi sức Nhiễm điều trị với steroid, immunoglobilin, giúp thở, chống sốc, điều trị phù não. 

Sau 10 ngày điều trị suy hô hấp và sốc cải thiện, tri giác cải thiện nhưng chậm. Bé được chuyển khoa Nhiễm - Thần Kinh điều trị duy trì bằng thuốc ức chế miễn dịch (steroid và Rituximab). Sau 2 tháng điều trị, cháu cải thiện hoàn toàn về tri giác, nhận thức, và vận động, tất cả giác quan bình thường. 

Một bệnh nhi cấp cứu tại BV Nhi đồng 1. 

PGS Nguyên cho biết đây là trường hợp viêm não hoại tử đầu tiên tại bệnh viện. Dù bệnh nhi nhập viện trong bệnh cảnh thường thấy là sốt, co giật và rối loạn tri giác. Nhưng với sự nhanh chóng của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh học, xét nghiệm; sự phối hợp chặt chẽ của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng trong bệnh viện và sự tận tâm của đội ngũ bác sĩ điều dưỡng trong việc điều trị chăm sóc, bé đã nhanh chóng được chẩn đoán, điều trị thích hợp bằng thuốc ức chế miễn dịch, hồi sức tích cực sốc, suy hô hấp, phù não.

Theo PGS Nguyên - viêm não hoại tử cấp tính (ANE) là bệnh rất hiếm, được mô tả đầu tiên năm 1995 ở châu Á, hiện nay số ca mắc chưa được thống kê. Tuy nhiên các báo cáo đến nay rất ít (nhiều nhất 12 trường hợp mắc).

Bệnh đặc trưng bởi các biểu hiện thần kinh như co giật, nhanh chóng rối loạn tri giác, hôn mê có thể xuất hiện thường ngay sau nhiễm cúm A, cúm B, HHV-6, HSV, Mycoplasma…; kèm theo tổn thương gan diễn tiến nhanh.

Chẩn đoán xác định bệnh dựa trên hình ảnh học não đặc trưng trên MRI: tổn thương cả chất trắng và chất xám não đối xứng, đa ổ 2 bên đồi thị, thân não, chất trắng quanh não thất.

Bệnh não hoại tử cấp tính hầu hết ở các trẻ khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh lí, một vài trường hợp có yếu tố gia đình liên quan đến đột biến gene RANBP2.

Nguyên nhân và tác nhân chưa được biết rõ, các giả thuyết hiện nay có thể do miễn dịch và chuyển hóa liên quan đến các TNF, IL-1, IL-6. Bệnh có tiên lượng kém, tỉ lệ tử vong và di chứng thần kinh nặng cao.

K.Chi 

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Hỏng gan, suy thận vì thói quen nhiều người Việt đang mắc phải

Bị đau cột sống thắt lưng, nam bệnh nhân đã đi mua thuốc nam về uống. Kết quả, gan hỏng nặng, suy thận, ông phải đối mặt với nguy cơ lọc máu.

Đang cập nhật dữ liệu !