Chuyên gia nói về hậu quả của việc xả nước thải từ Fukushima ra biển

Khối lượng nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima mà Nhật Bản có kế hoạch đổ ra Thái Bình Dương không đáng kể để dẫn đến thảm họa môi trường, kể cả trong trường hợp xử lý kém chất lượng.

Nhận định trên của ông Konstantin Roginsky, phó giám đốc Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga chia sẻ với báo giới hôm 13/4.

“Lượng nước thải đã được phía Nhật Bản công bố là một lượng nhỏ. Đây là một giọt nước trong đại dương. Ngay cả trong trường hợp xấu nhất, nếu nước thải được xử lý kém, thứ nước nặng này sẽ chìm xuống đáy và nằm ở độ sâu 5-6-8 km”, ông Roginsky nói.

Nhà khoa học người Nga nhấn mạnh: “Nước thải được lên kế hoạch xả ra đại dương, không gây ra mối đe dọa cho hệ sinh thái của biển Okhotsk, bởi vì dòng chảy trong khu vực đó đi từ hướng Bắc xuống Nam theo hướng Nhật Bản”.

{keywords}
Việc xả nước thải sẽ bắt đầu sau khoảng hai năm và toàn bộ quá trình dự kiến sẽ mất hàng thập kỷ. (Ảnh: Reuters)

Theo ông Roginsky, việc xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng không đe dọa đến biển Nhật Bản, nơi được ngăn cách với Thái Bình Dương bởi các đảo của Nhật Bản. “Các căn cứ hải quân của Mỹ có hại hơn nhiều đối với nghề cá ven biển của Nhật Bản”, ông Roginsky nói thêm.

“Khoảng 1,5 triệu tấn nước thải sẽ bị đổ ra đại dương. Theo đó, nước bị loãng, mất đi độ mặn tự nhiên. Điều này có thể gây hại cho các sinh vật biển hơn cả việc giải phóng bức xạ kém. Chúng quen sống ở một độ mặn nhất định, ở độ sâu nhất định, ở một thành phần hóa học nhất định của nước”, chuyên gia người Nga giải thích.

Cũng đưa ra nhận định về việc Nhật Bản thông báo xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại đương, chuyên gia của Hội đồng liên bang về chính sách nông nghiệp - thực phẩm và quản lý môi trường, bà Natalia Sokolova đảm bảo rằng nếu nước thải được tinh lọc đúng cách, thì sẽ không có mối đe dọa phóng xạ nào đối với Nga.

“Hiện tại, khối lượng chất lỏng tích tụ là rất lớn. Phần lớn là nước thông thường. Nếu được lọc sạch khỏi tất cả các tạp chất có hại, bao gồm cả tritium, thì nước thải có thể được xả ra ngoài đại dương một cách an toàn, cũng như vùng nước ven biển của các quốc gia khác sẽ không bị ảnh hưởng”, bà Sokolova chia sẻ với Sputnik.

Theo nhà sinh thái học, xả nước từ các nhà máy điện hạt nhân là một quy trình phổ biến để vận hành các nhà máy. Nhưng Fukushima là trường hợp khẩn cấp, vì vậy vẫn chưa biết liệu có thể tiến hành hoạt động hay không. Cần đến năm 2023 sẽ trở nên rõ ràng là liệu có thể lọc nước thải đến các chỉ số yêu cầu hay không.

“Các phân tích nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm nên được thực hiện trong toàn bộ quá trình làm sạch nước thải. Hai năm trước khi xả nước được gọi là con số gần đúng. Tôi chắc chắn rằng chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định về kết quả xác nhận sự thành công của quy trình làm sạch nước thải. Cho đến nay, đây mới chỉ là những kế hoạch và thực tế không phải là nước thải nào cũng có thể được lọc sạch 100%”, bà Sokolova tin tưởng.

{keywords}
Nhật Bản khẳng định việc xả nước khỏi nhà máy là an toàn bởi nó đã được xử lý để loại bỏ hầu hết các yếu tố phóng xạ và sẽ được pha loãng. (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, ông Dmitry Lisitsyn, Chủ tịch tổ chức bảo vệ môi trường vùng Viễn Đông (Nga) cho rằng, việc xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm phóng xạ có thể được đưa đến trung tâm của Bắc Thái Bình Dương, nơi cá hồi Thái Bình Dương đang sinh sống.

“Nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm trên bờ biển Thái Bình Dương của đảo Honshu. Khi ô nhiễm phóng xạ xâm nhập vào Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển Honshu, chúng sẽ được vận chuyển một cách nhanh chóng về phía Đông Bắc bởi dòng chảy Kuroshio, sau đó đi vào dòng chảy Bắc Thái Bình Dương. Tất cả nước thải ô nhiễm được đưa thẳng ra Bắc Thái Bình Dương. Điều này đe dọa Nga như thế nào? Các loài cá kiếm ăn ở Bắc Thái Bình Dương, sau đó xâm nhập vào bàn ăn của người Nga và sẽ còn nhiều hơn nữa trước khi nước thải ô nhiễm biến mất hoàn toàn”, RIA trích lời ông Lisitsyn.

Ông Lisitsyn lưu ý, 6 loài cá hồi Thái Bình Dương sống ở Viễn Đông. Chúng đẻ trứng ở sông, kiếm ăn và lớn lên ở đại dương. Cụ thể ở khu vực trung tâm của Bắc Thái Bình Dương. Đây chính xác là khu vực thực hiện vụ ô nhiễm này.

IAEA nói gì?

Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi, hoan nghênh quyết định của Chính phủ Nhật Bản khi xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hỏng ra biển và hứa rằng tổ chức này sẽ hỗ trợ để tránh những hậu quả tiêu cực.

“Tôi hoan nghênh thông báo của Nhật Bản về cách họ sẽ xử lý nước thải được lưu trữ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. IAEA sẽ làm việc với Nhật Bản trước, trong và sau khi xả thải để giúp đảm bảo việc này được thực hiện mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và môi trường”, ông Grossi viết trên trang Twitter.

Theo ông Grossi, việc xả nước có kiểm soát ra biển được các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành trên thế giới và trong khu vực sử dụng thường xuyên, chúng tuân theo các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt về an toàn môi trường.

Thời gian bắt đầu xả nước thải dự kiến ​​vào khoảng năm 2023. Với tốc độ tích nước hiện nay trong các hồ chứa, tất cả các hồ chứa sẵn có sẽ bị lấp đầy vào cuối năm 2022.

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo hôm 13/4, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tuyên bố sẽ xả thải hơn 1 triệu tấn nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, nói rằng việc xả nước xuống vùng biển Thái Bình Dương là lựa chọn “thực tế nhất” và “không thể tránh khỏi để đạt được sự phục hồi của Fukushima”.

Ông Putin bất ngờ xuất hiện trên poster giải vô địch Sambo ở Trung Phi

Ông Putin bất ngờ xuất hiện trên poster giải vô địch Sambo ở Trung Phi

Ban tổ chức giải vô địch Sambo ở Cộng hòa Trung Phi đã đặt hình ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bộ đồ màu đỏ trên poster thông báo cuộc thi.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !