Chuyên gia Nga nói gì về vụ tàu ngầm hạt nhân Mỹ đâm vào vật thể bí ẩn ở Biển Đông

Theo thông cáo báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương, tàu ngầm USS Connecticut (SSN 22) của Hải quân Mỹ đã va chạm với một vật thể không xác định khi đang lặn sâu ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

RIA đưa tin, hôm 8/10, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Connecticut của Mỹ đã đâm vào một vật thể dưới nước ở Biển Đông vào ngày 2/10.

Các quan chức quốc phòng cho biết, 11 thủy thủ trên tàu USS Connecticut bị thương, trong đó khoảng 9 người bị thương nhẹ. Các thủy thủ này đều đã được chữa trị trên tàu ngầm. Theo thông báo từ Hạm đội Thái Bình Dương, không binh sĩ nào gặp thương tích nguy hiểm đến tính mạng.

Phía Hải quân Mỹ không nói rõ vụ việc diễn ra ở Biển Đông, mà chỉ nói rằng tai nạn xảy ra trong vùng biển quốc tế thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

{keywords}
Tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ. (Ảnh: US Navy)

Thông báo cũng cho biết tàu ngầm vẫn trong tình trạng ổn định và an toàn. Bộ phận hạt nhân trên tàu ngầm không bị ảnh hưởng và hoạt động bình thường. Theo ghi nhận, vụ va chạm xảy ra không phải với một tàu ngầm khác.

Cùng ngày, CNN dẫn thông báo từ Hải quân cho hay, tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut của Hải quân Mỹ bị hư hỏng đã đến một căn cứ ở Guam.

Chuyên gia Nga bình luận gì?

Đánh giá về sự cố của tàu ngầm hạt nhân Mỹ, Đô đốc Vladimir Valuev, cựu chỉ huy Hạm đội Baltic (2001-2006) cho biết, nguyên nhân của vụ va chạm rất có thể là một cơ sở công nghiệp khoan dầu mới được lắp đặt gần đây hoặc vẫn đang được xây dựng.

Ông Valuev nhấn mạnh rằng, SSN 22 thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất của Hải quân Mỹ do đó có vẻ như thiết bị định vị của nó bị hỏng và nó đã va vào một bãi đá ngầm hoặc tảng đá ngầm dưới đáy biển.

“Chuyện xảy ra va chạm với các tàu ngầm khác là có thể, nhưng trong trường hợp này, nếu tính đến thương tích của các thuyền viên thì 2 tàu ngầm đã phải nổi lên để kiểm tra thiệt hại. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra”, cựu Đô đốc bình luận.

Ngoài ra, theo ông Valuev, rất khó để tưởng tượng rằng một tàu ngầm lớp Seawolf hiện đại lại không nhận thấy sự tiếp cận của một tàu ngầm khác.

Trên sóng đài Sputnik, chuyên gia quân sự Dmitry Litovkin, thuyền trưởng hạng 3 quân dự bị đã nêu ra những lý do có thể có của vụ việc.

“Tàu ngầm, tàu chiến trên biển, cũng như ô tô trên đường cao tốc, đôi khi va chạm với các vật thể. Nếu nói về Biển Đông, việc vận chuyển hàng hóa của tàu thuyền khá nhộn nhịp. Sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc, một số loại hệ thống không người lái dưới nước là một tình huống rất thực tế có thể dẫn đến sự cố trên biển. Có thể có một lỗi điều hướng, khiến thủy thủ đoàn không kịp ứng phó và va phải đá ngầm. Điều gì cũng có thể xảy ra, đặc biệt là ở những vùng nước không đủ sâu”, ông Litovkin nói.

{keywords}
Hiện vẫn chưa rõ tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf của Mỹ va chạm vào vật thể gì. (Ảnh: US Navy)

Bên cạnh đó, ông Litovkin cũng giải thích về việc “khan hiếm” thông tin của vụ việc lần này. “Mọi sự cố xảy ra với tàu ngầm thường luôn được giấu kín, vì phạm vi hoạt động của tàu ngầm có thể nằm trong lãnh hải của một quốc gia nào đó. Toàn bộ nguyên tắc vận hành hạm đội tàu ngầm được xây dựng dựa trên điều này: ‘tàu ngầm phải bí mật khi đi nơi nào đó và hoàn thành nhiệm vụ’. Trước đây, Hải quân Nga thường xuyên phát hiện các tàu ngầm Mỹ cố gắng đi vào lãnh hải của chúng tôi. Do bây giờ không có chiến tranh nên vũ khí không được sử dụng để chống lại tàu ngầm, bạn chỉ có thể cảnh báo khiến cho họ rời đi”, chuyên gia quân sự Nga bình luận.

USS Connecticut là một trong 3 tàu ngầm thuộc lớp Seawolf được hải quân Mỹ chính thức phân loại là các tàu ngầm tấn công. Cùng với các tàu chị em USS Seawolf và USS Jimmy Carter, bộ 3 này được xem là đại diện cho năng lực tấn công của tàu ngầm Mỹ dưới lòng đại dương và chuyên nhận nhiệm vụ tác chiến đặc biệt của hải quân Mỹ.

Từ năm 1983, thời điểm Chiến tranh Lạnh vẫn đang xảy ra, nhà thầu quân sự General Dynamics Electric Boat đã bắt đầu thiết kế tàu ngầm lớp Seawolf cho hải quân Mỹ để “kế nhiệm” tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles. Mỗi chiếc này có chi phí khoảng 3,1 tỉ USD từ năm 1983, tương đương 8,5 tỉ USD vào năm 2021. Chúng được xem là tàu ngầm tấn công đắt đỏ nhất từng được thiết kế.

Ban đầu Mỹ có kế hoạch sẽ mua 29 chiếc tàu ngầm thuộc lớp Seawolf, nhưng do chi phí đắt đỏ và sự sụp đổ của Liên Xô khiến họ cắt bớt ngân sách quân sự, nên cuối cùng chỉ 3 chiếc được đưa vào biên chế.

USS Connecticut dài 108 m, rộng hơn 12 m và có trọng tải 9.284 tấn dưới lòng nước. Nhờ chạy bằng lò phản ứng hạt nhân, tàu ngầm này có thể di chuyển với tốc độ trên 25 hải lý mỗi giờ (46,3 km/h).

Thực hư việc Pháp ‘nẫng tay trên’ 5 triệu liều vắc xin Covid-19 từ Anh

Thực hư việc Pháp ‘nẫng tay trên’ 5 triệu liều vắc xin Covid-19 từ Anh

Independent đưa tin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bị cáo buộc “nẫng tay trên” hàng triệu liều vắc xin Covid-19 từ Anh.

Thanh Bình (lược dịch)

Video Nga dùng súng cối tự hành lớn nhất thế giới công phá mục tiêu ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh các khẩu súng cối tự hành 2S4 Tyulpan lớn nhất thế giới của nước này tấn công mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tính năng pháo tự hành ‘cung thủ’ Thụy Điển sắp gửi cho Ukraine

Các quan chức quốc phòng cấp cao của Ukraine và Thụy Điển gần đây đã thống nhất thời điểm Stokholm chuyển giao một số pháo tự hành Archer cho Kiev.

Sức mạnh súng bắn tỉa Barrett XM109 của Mỹ

Với loại đạn 25 x 59mm, súng bắn tỉa Barrett XM109 có thể dễ dàng vô hiệu hóa thiết giáp hạng nhẹ của đối phương.

Tàu do thám Nga bị UAV tấn công ở Biển Đen

Tàu trinh sát thuộc dự án 18280 mang tên Ivan Khurs của Nga khi đi qua eo biển Bosphorus đã bị 3 máy bay không người lái (UAV) tấn công.

Tàu sân bay lớn nhất thế giới tới Na Uy tập trận

Tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ đã di chuyển tới thành phố Oslo của Na Uy vào hôm nay (24/5).

Rộ tin kho phụ tùng tiêm kích F-35 của Mỹ mất hơn một triệu linh kiện

Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết, tổng giá trị số linh kiện bị mất trong kho phụ tùng tiêm kích F-35 vào khoảng 85 triệu USD.

Sức mạnh của hệ thống phòng không Skynex do Đức sản xuất

Hệ thống phòng không tầm ngắn Skynex do Đức sản xuất có khả năng chống lại máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình một cách hiệu quả.

Video lính Ukraine dùng súng cối tăng tầm bắn lựu đạn

Với cách thức sáng tạo dưới đây, các binh sĩ Ukraine đã tăng tầm bắn lựu đạn lên gấp năm lần so với khi khai hỏa từ các súng phóng lựu gắn trên súng trường.

Chuyên gia quân sự ở Ukraine tiết lộ người điều khiển UAV giỏi nhất

Một chuyên gia quân sự của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) khẳng định, các game thủ có khả năng điều khiển máy bay không người lái (UAV) tốt hơn người khác.

Ukraine tung video thu giữ UAV trinh sát Nga

Truyền thông Ukraine cho hay, các binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ nước này gần đây đã thu giữ một máy bay không người lái (UAV) trinh sát Eleron-3 của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !