Chuyên gia 'mách' bạn nguyên tắc dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị Covid-19

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để tăng sức đề kháng với mỗi người

 

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của con người, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng và đẩy lùi được bệnh tật. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để tăng sức đề kháng với mỗi người.

Theo GS.TS.BS. Lê Thị Hợp - Chủ Tịch Hội Dinh Dưỡng Việt Nam, nguyên Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó phòng chống bệnh COVID-19 mà mỗi người nên áp dụng:

Nguyên tắc dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị Covid-19

Dinh dưỡng trong phòng chống Covid-19 chính là dinh dưỡng hợp lý theo cho từng đối tượng (theo lứa tuổi, giới, bệnh mạn tính hiện mắc…).

Nguyên tắc đầu tiên là ăn đa dạng thực phẩm, cung cấp đủ năng lượng, đủ chất đạm, đủ chất bột đường, kiểm soát chất béo và đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất.  

Uống đủ nước: mùa hè có thể uống 1.5-2,5 lít nước 1 ngày, nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Nên uống nước lọc, sữa tươi, nước ép hoa quả.

Xây dựng thói quen tốt để tăng cường miễn dịch: Tập luyện thể dục hằng ngày tại nhà; phơi nắng buổi sáng sớm (mùa hè nên phơi nắng sớm tránh ánh nắng gay gắt- trước 8:30 giờ sang) mỗi ngày 15-30 phút giúp bổ sung Vitamin D tự nhiên.

Đối với trẻ em: Mùa Covid nên tăng cường cho trẻ uống sữa và các chế phẩm từ sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho tăng trưởng và phòng chống bệnh tật. Trẻ lứa tuổi mầm non có thể uống 300- 400 ml sữa tươi không đường và có thể ăn 100 ml sữa chua mỗi ngày. Học sinh tiểu học nên uống 400 – 600 ml sữa tươi không đường mỗi ngày để cung cấp protein và các vi chất dinh dưỡng.

{keywords}
Uống đủ lượng nước mỗi ngày để cơ thể được “bù” lại lượng nước đã mất đi khi vận động, đổ mồ hôi, làm việc,…
{keywords}
Ngoài ra, việc bổ sung những đồ uống dinh dưỡng như sữa tươi, nước trái cây… cũng góp phần tăng sức đề kháng cơ thể đặc biệt trong mùa dịch.

Dinh dưỡng tăng cường miễn dịch

Dinh dưỡng chủ động tăng cường miễn dịch cơ thể là sự cung cấp đầy đủ, đúng lúc và cân đối giữa những chất dinh dưỡng làm nguyên liệu tổng hợp các chất, các tế bào liên quan đến hệ miễn dịch với tiềm năng to lớn tác động đến sự điều hòa những hoạt động của hệ miễn dịch; Nguyên liệu đó bao gồm các chất quan trọng như kháng thể IgA, IgG, các acid amin cần thiết, Omega-3, Omega-6, kẽm, magiê, kali, vitamin C, vitamin D3, beta caroten, probiotics, pectin, tanin, một số polysaccharide, các vitamin và các chất khoáng khác.

Một số chất kể trên có trong các loại thực phẩm như:

Vitamin D: Sữa, lòng đỏ trứng, tôm, cá hồi… những thực phẩm này có chứa nhiều Vitamin D – Đây là loại vitanmin cần bổ sung hàng ngày làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp ở cả trẻ em và người trưởng thành. 

Vitamin C: Là một loại vitamin thiết yếu cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vitamin C hỗ trợ chức năng tế bào cho hệ thống đáp ứng miễn dịch, chức năng hàng rào nội mạc chống lại yếu tố gây bệnh, tăng cường hoạt động dọn dẹp chất gây oxy hóa bảo vệ cơ thể. Các loại thực phẩm có chứa Vitamin C như: Súp lơ trắng, bông cải xanh, cà chua, cam, chanh, ổi, bưởi…

Vitamin E: Vitamin E có thể thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch, sự phân hóa của các tế bào. Thực phẩm giàu vitamin E gồm các loại hạt như hạt hướng dương, các sản phẩm từ đậu nành, lúa mì, giá đỗ, rau mầm...

Kẽm: Kẽm giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Thiếu kẽm gây ra tác dụng phụ trên hệ thống miễn dịch như tự miễn, dị ứng, tăng nhạy cảm nhiễm trùng và thiếu kẽm gây rối loạn chức năng miễn dịch ở cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi. các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt heo, thịt bò, hàu, sò…).

Omega 3: Là 1 loại acid béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, được biết đến với hiệu quả ức chế viêm, giữ cho hệ thống miễn dịch trong tầm kiểm soát. Nên sử dụng Omega-3: 1000-2000 mg/ngày. Omega 3 có nhiều trong các sản phẩm: dầu cá, dầu gan cá và một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt chia...

Probiotic: Các loại thực phẩm có các loại vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe (Probiotic) như các loại sữa chua, một số loại phô mai, các loại thực phẩm bổ sung probiotic…

          Việc ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các chất cần thiết, góp phần tăng cường hệ miễn dịch để chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của các loại virus. Trong đó, bổ sung các đồ uống tốt cho sức khỏe vừa dễ dàng hấp thụ vào cơ thể vừa tiếp thêm năng lượng và dưỡng chất. Bạn có thể tự làm các loại đồ uống nếu có thời gian hoặc chọn mua các sản phẩm có thương hiệu uy tín và có nguồn nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên như: Sữa hạt, nước ép trái cây, nước gạo…

          Một số loại đồ uống tốt cho sức khỏe có trên thị trường có thể giúp bạn bổ sung các dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể như: Nước gạo TH true RICE - Đây là sản phẩm có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào và các vitamin cùng khoáng chất magie, mangan… Đặc biệt loại sản phẩm này không sử dụng đường tinh luyện - chỉ có vị ngọt tự nhiên từ chính hạt gạo, không chất bảo quản, không phụ gia tổng hợp hoàn toàn phù hợp với nhiều người bởi nguồn dinh dưỡng lành mạnh, tự nhiên.

{keywords}
Chuyên gia “mách” bạn nguyên tắc dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị Covid-19

Hay một bộ sản phẩm cũng không sử dụng được mà cung cấp vị ngọt cùng những dưỡng chất tự nhiên đến từ chính các loại trái cây đó là Nước ép trái cây tự nhiên TH true Juice gồm nước ép trái cây Cam tự nhiên, Táo tự nhiên, Táo-Đào tự nhiên, Táo-Gấc tự nhiên.

{keywords}
Một số loại nước trái cây chứa các vitamin và khoáng chất tự nhiên sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Minh Phương

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Liệt tứ chi, cuộc sống phụ thuộc vào máy thở vì thuốc lá

Khói thuốc lá là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý từ ung thư tới tim mạch, hô hấp. Hút thuốc lá gây nghiện rất khó cai.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Người đàn ông nhập viện vì uống thuốc quên bóc vỏ

Người đàn ông 69 tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện để gắp dị vật vì uống thuốc còn nguyên vỏ.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Người phụ nữ nguy kịch nghi nhiễm bệnh từ nghề giết mổ lợn

Nữ bệnh nhân suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn nặng do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Người phụ nữ này làm nghề giết mổ, bán thịt lợn.

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Đang cập nhật dữ liệu !