Chuyên gia đông y chỉ ra cách ngâm rượu tỏi chữa nhiều bệnh

Hỏi: Tôi bị viêm loét dạ dày tá tràng và xét nghiệm máu HBsAg (+), nghe nói tỏi có thể chữa được nhiều thứ bệnh. Vậy trường hợp của tôi có dùng được rượu tỏi không? Nếu được thì cách chế và cách dùng cụ thể như thế nào?

Ảnh minh họa.


ThS. Hoàng Khánh Toàn - Khoa Y học Cổ truyền - Bệnh viện TƯQĐ 108 trả lời:

Tỏi ngày càng được chứng minh là một dược phẩm có giá trị phòng chống bệnh tật rất tốt. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tỏi có thể can thiệp hữu hiệu vào các nhóm bệnh như thấp khớp, tim mạch, phế quản, tiêu hóa, trĩ, đái tháo đường...

Từ ngàn đời nay, tỏi lại là một loại gia vị hết sức thông dụng trong đời sống hàng ngày ở nhiều nơi trên thế giới. Bởi vậy, với trường hợp của bạn, việc dùng rượu tỏi vẫn rất hữu ích miễn là dùng đúng liều và đúng cách. Cách chế và dùng rượu tỏi cụ thể như sau:

Dùng 40g tỏi khô (thường thì mua 50g, bóc bỏ vỏ là vừa), thái nhỏ rồi đem ngâm với 100ml rượu trắng 45º(rượu lúa mới là tốt nhất) trong bình kín, để nơi thoáng mát, thỉnh thoảng lắc đều, sau chừng 10 ngày là có thể dùng được, lúc này rượu có màu vàng nghệ.

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 40 giọt (tương đương với một thìa cà phê) vào buổi sáng trước khi điểm tâm và buổi tối trước khi đi ngủ. Uống liên tục suốt đời, thường thì sau chừng mươi ngày lại phải chế một lần để đảm bảo dùng kế tiếp.

Với lượng rượu rất nhỏ như vậy thì những người phải kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn có thể dùng được.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng

Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn

Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Kiểm tra dịch vụ xe cấp cứu tư nhân ở TP.HCM, phát hiện hàng loạt vi phạm

TP.HCM có 8 cơ sở tư nhân cung ứng dịch vụ vận chuyển cấp cứu được Sở Y tế cấp phép. Đợt kiểm tra toàn diện vừa qua cho thấy có đến 6 cơ sở vi phạm, bị đề nghị xử phạt hành chính.

Rau sống hay nấu chín bổ dưỡng hơn?

Ăn rau sống hay nấu chín nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn tùy từng loại thực phẩm và cách chế biến.

Người đàn ông không biết bị đôi đũa đâm xuyên sọ não suốt 5 tháng

Dù bị đũa đâm xuyên từ mũi đến sọ não suốt 5 tháng nhưng người đàn ông không hề biết. Do đau đầu kéo dài, mất thị lực, dịch chảy nhiều ở mũi, họng, bệnh nhân mới đi khám.

Loại rau thơm giá rẻ ở chợ Việt được người Nhật coi trọng

Tía tô không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà còn có tác dụng giải độc. Cây rau này được đưa vào tủ thuốc Đông y dùng chữa nhiều bệnh.

Ba ‘không’ khi ngủ trưa tốt cho sức khỏe

Ngủ trưa đem lại nhiều tác dụng nhưng bạn nên tránh ngủ quá lâu, ngay sau bữa ăn và nằm gục trên bàn làm việc.

Đang cập nhật dữ liệu !