Chuyên gia chỉ ra sai lầm của người Việt khi sử dụng vitamin
Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, rất nhiều bà mẹ chăm con theo kiểu “vỗ béo” vitamin mà không hề có kiến thức về nó.
Bà mẹ "thánh hóa" sữa mẹ khiến con suốt 4 tháng không tăng cân
Sữa mẹ là tốt nhất với trẻ nhỏ nhưng qua 6 tháng tuổi trẻ cần tập ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng phù hợp với quá trình phát triển.
Tại Hội thảo ra mắt sản phẩm Vitamin Shoppe, PGS Lâm cho biết vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vi chất dinh dưỡng gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E...) và nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, iod, selen, đồng...).
Trong khi đó, theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tình trạng thiếu vi chất ở nước ta diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt có tỷ lệ cao ở miền múi và nông thôn nhưng chưa được chú ý đúng mức.
Trong khi đó, chiều cao trung bình của nam và nữ của Việt nam là 1,64m và 1,55m tương ứng với Indonesia, Philipine, thấp hơn các nước phát triển như Trung quốc, Nhật Bản, Singapore... và các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia và Thái Lan. Nguyên nhân chính dẫn đến chậm phát triển chiều cao của thanh niên nước ta chính là do suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng.
Người Việt có còn thấp bé nhẹ cân?
GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia nhận định mức tăng trưởng chiều cao của người Việt thời gian qua là rất nhanh, tương tự giai đoạn vàng của Nhật Bản giai đoạn 1955-1995.
Ngoài ra, thiếu vi chất còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn.
Ví dụ thiếu vitamin B1 sẽ gây ra những bệnh lý liên quan đến thần kinh. Nếu thiếu ít vitamin C sẽ gặp tình trạng chảy máu chân răng, thiếu nhiều gây ra bệnh Scorbut.
PGS Lâm chỉ ra sai lầm của người Việt khi sử dụng vitamin |
Những năm gần đây, PGS Lâm nhận thấy nhiều người bắt đầu quan tâm tới vi chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, người Việt lại rơi vào thói quen sử dụng nhưng không có kiến thức về vitamin. Ví dụ, nhiều bà mẹ thấy con thấp, chậm lớn mua các chế phẩm canxi về bổ sung cho con. Trong khi đó, khi khám lâm sàng và xét nghiệm máu trẻ thiếu vitamin D. Nếu chỉ bổ sung canxi mà không bổ sung vitamin D thì canxi cũng không thể hấp thụ được.
PGS Lâm cho biết có bà mẹ đưa con tới khoe với bác sĩ dinh dưỡng về việc thường xuyên bổ sung các loại vitamin cho con, ai mách loại nào tốt là cố gắng đặt hàng xách tay để con dùng. Nhưng trái ngược với mong muốn của ba mẹ, đứa trẻ vẫn còi cọc. Bởi vì, đứa trẻ thiếu chất nào, cần bổ sung chất nào mẹ không hề biết mà cứ nghĩ vitamin cần thiết thì bổ sung. Thậm chí, có bà mẹ nghe quảng cáo vitamin C liều cao tốt cho sức khỏe và mua về dùng hàng ngày trong khi đó mỗi người chỉ nên dùng 60 – 80 mg/ngày. Đây là sai lầm vì không phải ai cũng sử dụng các vitamin liều cao được.
Vitamin không có hại hoàn toàn không đúng, PGS Lâm cho biết trong vitamin có thể chia thành hai nhóm: tan trong nước và tan trong dầu. Vitamin tan trong nước rất ít gây ngộ độc. Nếu dư thừa, loại vitamin này sẽ được thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Vitamin tan trong dầu như vitamin D, E, K không thải ra ngoài cơ thể theo đường này mà tích lại trong cơ thể và có khả năng gây ngộ độc nếu tồn tại với dư lượng cao. Vitamin E dư thừa sẽ gây tổn thương thận.
Khi sử dụng vitamin, PGS Lâm cho rằng có thể tìm tới bác sĩ dinh dưỡng để tư vấn. Nếu tự dùng nên dùng sử dụng các vitamin tổng hợp để tránh ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe.
Khánh Chi
Cảnh giác với những quảng cáo điều trị dứt điểm thoái hóa xương khớp
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và làm việc. Bệnh không điều trị khỏi được nên cũng là “miếng mồi” béo bở cho những kẻ bán thuốc thổi phồng quảng cáo...