Chuyên gia chỉ cách phân biệt cảm cúm với Covid-19
Covid-19, cảm cúm, viêm mũi họng… đều là các bệnh do virus gây ra, vì vậy nhiều người có thể nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh.
Thêm 82 ca dương tính Covid-19 ở Hải Dương và Quảng Ninh
Trưa 28/1, Bộ Y tế thông báo Việt Nam ghi nhận thêm 82 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Quảng Ninh và Hải Dương.
PGS. TS Lâm Huyền Trân - Phó Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng - Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết các dấu hiệu Covid-19 có thể nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúm. Tuy nhiên, nếu có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ thì cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế kiểm tra.
Dịch Covid-19 vẫn còn đang tiếp diễn trùng với thời điểm bùng phát các bệnh giao mùa như cảm lạnh, cảm cúm thông thường và viêm mũi dị ứng...
Bệnh đều liên quan tới hô hấp nên rất dễ xảy ra nhầm lẫn về các triệu chứng giữa Covid-19 với dị ứng, cúm và cảm lạnh thông thường. Vì vậy, mọi người cần có kiến thức để phân biệt dấu hiệu khi nhiễm cảm lạnh, cảm cúm và virus SARS-CoV-2 để biết cách phòng bệnh và tránh hoang mang.
Ví dụ như trường hợp bệnh nhân 31 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nghề nghiệp là nhân viên Cảng hàng không Vân Đồn, có địa chỉ thường trú tại phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho khan, đau họng, bệnh nhân đã tự đến bệnh viện khám. Bệnh viện đã lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm tối 27/1 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ninh khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Ảnh minh họa |
Các chuyên gia cho biết thời tiết hiện nay còn nhiều dịch khác như cúm A, cảm lạnh thông thường, sốt virus. Người dân hết sức cẩn trọng nâng cao cảnh giác.
PGS Lâm cho biết dấu hiệu của Covid-19 - bệnh nhân có dấu hiệu sốt, ho, có triệu chứng viêm đường hô hấp trên như ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, đặc biệt bệnh nhân ho khan. Có trường hợp bệnh nhân nặng hơn như tức ngực, khó thở, thiếu oxy,…
Với trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt trong thời tiết giao mùa như hiện nay, nhiệt độ giảm xuống thuận lợi cho virus gây bệnh cảm cúm, cúm mùa phát triển, bệnh nhân có sốt nhẹ, sốt cao, sổ mũi. Bệnh nhân cảm cúm có mệt mỏi, uể oải, đau nhức toàn thân. Covid-19 thì quan trọng là yếu tố dịch tễ, đi từ vùng dịch về, tiếp xúc với người nghi nghiễm Covid-19 … để phân biệt.
Nữ bệnh nhân Hải Dương có thể mắc biến chủng mới SARS-CoV-2
Theo thông tin ban đầu, nữ công nhân Việt Nam (32 tuổi, trú tại Hải Dương) ca bệnh số 1552 có thể mắc biến chủng mới SARS-CoV-2 .
Cảm cúm thì bệnh nhân có dấu hiệu khô rát cổ họng; sốt từ vừa đến cao 39 - 40 độ C, trẻ nhỏ bị cúm sốt kéo dài tới 3-4 ngày; viêm họng; cảm thấy rùng mình ớn lạnh; đau nhức các cơ; đau đầu; nghẹt mũi và chảy nước mũi; mệt mỏi kéo dài trên 2 tuần; buồn nôn và nôn (phổ biến nhất ở trẻ em). Thời gian ủ bệnh cúm kéo dài 1- 4 ngày, thời kỳ lây có thể bắt đầu trước khi sốt 1 ngày, kéo dài tới 7 ngày ở người lớn.
Còn bệnh viêm mũi dị ứng có rất nhiều yếu tố hay còn gọi là dị ứng nguyên như phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi nhà, khói bụi… Khói bụi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp niêm mạc mũi, thậm chí làm thay đổi về gen, cơ thể dễ biến đổi, cơ thể dễ dị ứng hơn. Ô nhiễm môi trường cũng có thể làm viêm mũi dị ứng tăng lên.
Để phòng bệnh, PGS Huyền cho biết cần tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống chọi với tác nhân gây bệnh. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì có thể vượt qua bệnh tật.
Ăn uống cân đối, đầy đủ, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C, D cho cơ thể…
Với bệnh viêm đường hô hấp, PGS Huyền cho biết bệnh này thường lây qua giọt bắn, dịch tiết, để tránh lây nhiễm cần mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên để bảo vệ cho bản thân và cộng đồng.
Khánh Chi
Xuất hiện đợt dịch Covid-19 mới trong cộng đồng, người dân cần làm gì?
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, nguồn lây Covid-19 lẩn khuất (từng ghi nhận trường hợp mắc không triệu chứng), vì thế người dân không chủ quan.