Phạm nhân kể chuyện Tết trong trại giam

Huệ bảo, chị sống vui vẻ và cải tạo tốt đến ngày hôm nay, sau bao cú sốc tưởng như đã gục ngã là nhờ cán bộ, quản giáo cũng như mẹ và 2 con động viên, tin tưởng.

Mọi khó khăn, vất vả đã qua rồi, giờ chị yên tâm cải tạo và  mong chờ sự khoan hồng của nhà nước, mau chóng  trở về với gia đình.

Phải công nhận Vũ Thị Huệ là người đàn bà đẹp, khá sắc sảo, khéo ăn khéo nói, ở trong tù 10 năm nhưng nước da Huệ vẫn trắng hồng, dáng người thon thả. Sinh năm 1968 nhưng trông chị trẻ hơn so với tuổi. Huệ  quê ở Mộc Châu, Sơn La chịu án tù chung thân vì tội buôn bán trái phép chất ma túy. Chuyện với tôi trong trại giam 5 ( Yên Định- Thanh Hóa) vào một ngày gần Tết, chị nói, bây giờ ân hận cũng đã muộn rồi, ma túy như là thứ ma xui quỷ khiến làm cả gia đình chị lao vào mà không tìm thấy đường ra, tiền từng kiếm được nhiều nhưng được bao nhiêu cũng tiêu hết. Chồng Huệ đã thi hành án tử hình từ 3 năm trước, Huệ ở trong tù với án chung thân, 2 đứa con thì ở quê tự nuôi nhau. Cũng may chúng nó ngoan, biết tự lo, nên sau 10 năm không có bố mẹ bên cạnh, các con vẫn tự học hành và giờ đã trưởng thành, thằng anh 21 tuổi đang làm chủ cửa hàng inernet và đứa em gái 18 tuổi đang học Cao đẳng Y ở Sơn La. Huệ kể, con cái trưởng thành là sức mạnh lớn nhất để chị vững tin sống tiếp!

Gia đình ma túy

Phạm nhân Vũ Thị Huệ ở tiểu khu 12, Mộc Châu (Sơn La) trước đây làm y tá ở khoa Sản - Bệnh viện Mộc Châu. Lấy chồng là Lê Văn Tình làm nghề lái xe, chồng Huệ  hay đi đây đi đó rồi theo bạn bè ăn chơi, nghiện ma túy lúc nào không hay. Lường trước được tai họa luôn rình rập, Huệ lựa lời khuyên can, dốc sức, kiên trì cai nghiện cho chồng 7 lần. Nhưng bao công sức lại đổ xuống sông xuống bể, Tình không chiến thắng nổi ma túy. Từ ngày Tình nghiện ngập, bố mẹ anh ta khuyên can không được nên đã tuyên bố từ mặt và không thèm đếm xỉa đến đứa con hư hòng. Một mình Huệ, đi làm, về nhà tranh thủ bán hàng, nhà Huệ có cửa hàng tạp hóa, ngày ngày động viên chồng cai ma túy nhưng chẳng ăn thua gì.  Tình ngày càng ăn chơi sa đọa, có tiền nên lúc nào trông anh ta cũng bảnh bao, không ai biết là dân nghiện. Khi đã nghiện nặng, Tình chỉ còn cách đi buôn lấy tiền mua ma túy. Đã vậy, Tình còn lôi kéo Huệ và 4 em mình cùng 3 anh em vợ vào vòng xoáy của cái chết trắng. Tình móc nối, tham gia mua bán hơn 397 bánh hêrôin với các đầu nậu ma túy sừng sỏ.

Phạm nhân kể chuyện Tết trong trại giam - ảnh 1

Phạm nhân Vũ Thị Huệ

Khi đồng bọn bị bắt, Tình "án binh bất động" thì Huệ thay chồng giao dịch mua bán ma túy với các đối tác. Buôn thứ hàng siêu lợi nhuận này, cuộc sống nhà Huệ - Tình phất lên nhanh chóng, xây được nhà tầng đầy đủ tiện nghi. Khi "đệ tử" xách thuê ma túy bị bắt, Tình bỏ trốn, đến khi trở về nhà thì bị bắt. 9 ngày sau, Huệ cũng bị tra tay vào còng khi tiếp tế cho chồng tại nhà thăm gặp ở Trại giam Phủ Đức (Phú Thọ) vì tội buôn bán 28 bánh hêrôin.

 Lúc bị bắt, đầu óc Huệ hoảng loạn. Hai đứa con dại bơ vơ đành bấu víu vào tình thương của gia đình bên ngoại. Huệ bảo rằng, tất cả buồn đau luôn chôn chặt trong lòng, chẳng muốn chia sẻ cùng ai, nói ra chỉ thêm đau lòng. Hằng ngày, Huệ sống khép mình, sau những giờ lao động lại một mình gặm nhấm nỗi đau, nhiều lúc chẳng thiết sống. Thời gian đầu, 2 con của Huệ được ông bà ngoại đưa về nhà chăm sóc. Nhưng chỉ 1 tuần sau khi cả 4 đứa con bị bắt, bố Huệ không thể chịu nổi, sinh bệnh  phải vào nằm viện, lúc đó mẹ Huệ thường xuyện vào viện chăm chồng. Nhà ông bà ngoại cách nhà Huệ và trường học của 2 đứa trẻ chừng 8 cây số. Không còn cách nào khác, 2 đứa trẻ lại quay về nhà tự đùm bọc nuôi nấng, bảo ban nhau. 4 tháng sau khi lâm bệnh, bố Huệ cũng qua đời. Nghe tin bố mất, nằm trong phòng biệt giam lòng Huệ đau như có muối xát vào. Bố mẹ Huệ đều là công nhân viên chức về hưu, nuôi 9 người con đều ăn học, nên người, làm việc ở các cơ quan nhà nước. Cuộc sống không dư giả nhưng gia đình rất hạnh phúc, anh em thương yêu đùm bọc nhau. Cơn bão ma túy mạnh đến độ đã cuốn đi 4 người con của họ trong một thời gian ngắn!

 Những kỷ niệm trong trại giam  

 Nhắc lại năm đầu tiên trong trại, Huệ kể, lúc đó buồn lắm. Tham gia đường dây ma túy lớn nên khi bị bắt, Huệ phải ở trong buồng biệt giam của trại giam Phủ Đức. Năm đó bố mới mất, Huệ nhớ nhà, nhớ con, và nghĩ đến tiêu cực. Suốt ngày ở trong phòng biệt giam, tinh thần suy sụp, không được nhận quà hay bất cứ liên lạc gì với người thân. Cũng may, được chị Đức, chị Mỹ cùng buồng động viên, chia sẻ Huệ dần thấy nguôi ngoai và mạnh mẽ lên. Huệ dặn lòng mình không thể yếu đuối được, phải sống và làm lại từ đầu.

 Năm 2007, Huệ được chuyển về cải tạo tại trại giam số 5. Ban đầu, Huệ được bố trí làm ở đội thêu, thời gian sau chuyển sang làm ở đội may. Chăm chỉ lao động, chấp hành tốt nội quy trại, mấy năm qua, kết quả cải tạo của Huệ đều đạt khá, tốt. Từ năm 2011 đến nay, chị được ban giám thị điều về làm ở đội thi đua, giúp việc cho cán bộ.

  Bề ngoài cố che giấu nỗi buồn phiền luôn thường trực giày vò tâm can, nhưng khi nhắc đến con, khóe mắt Huệ lại rưng rưng. Cảnh bố bị tử hình, mẹ tù chung thân, hai đứa ở nhà nuôi nhau, mỗi năm chúng cũng chỉ cùng bà ngoại vào thăm Huệ được một lần.

 Huệ bảo, gia đình ly tán, con cái bơ vơ nhưng cũng may chúng nó đều ngoan ngoãn, học hành tiến bộ, lần nào gọi điện về các con cũng động viên mẹ yên tâm cải tạo, không phải lo gì cho các con. 10 năm qua từ khi bước chân vào trại giam, là 10 lần mẹ Huệ tóc bạc lưng còng lọ mọ dắt díu các con xuống thăm Huệ. Nhà có 4 anh em thi 2 người cải tạo ở trại 5, một người ở trại Ninh Khánh (Ninh Bình) và em út Huệ thỉ ở trại Suối Hai (Ba Vì - Hà Nội). Bà cụ đã gần 90 tuổi nhưng năm nào cũng danh dụm tiền bạc, thời gian đi thăm các con 1 lần, đi 1 ngày 3 trại, mỗi lần gặp con được 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ rồi lại khăn gói ra về. Huệ kể, mỗi lần nhin thấy mẹ đến mừng vô cùng nhưng cũng xót xa, mẹ con mừng mừng tủi  tủi chỉ biết khóc, thăm Huệ được 1 lúc, mẹ chị lại phải sang phân trại K1 thăm em trai. Ba năm nay Huệ cũng khuyên gia đình không phải thăm chị nữa, mẹ chị đã hơn 90 tuổi, chị động viên gia đình không phải lo cho chị nhiều nữa mà cứ ở nhà giữ gìn sức khỏe, con cái cũng phải ở nhà yên tâm học hành.

Hỏi Huệ thời gian ở trại khi nào là chị thấy buồn đau nhất, giọng Huệ trầm xuống. Buồn nhất là khi bố mất, còn đau nhất là khi chồng bị thi hành án tử hình. Ấy là năm 2010, sau 6 năm ở trại, Lê Văn Tình chồng chị đã bị tử hình khi 2 con mới 17 và 14 tuổi. Dù biết là sẽ có ngày chồng bị bắn nhưng khi xảy ra chuyện, Huệ vẫn không sao chịu đựng được. Huệ suy sụp mất mấy tháng, sức khỏe giảm sút, ôms đau liên miên, người gầy như xác ve. Được quản giáo và chị em trong phòng động viên, Huệ cũng lấy lại được thăng bằng và yên tâm cải tạo.

Hỏi Huệ đã bao giờ các con chị trách chị chưa, chị nói chưa bao giờ, nhưng có một lá thư của con gái viết cho chị khi cháu học xong cấp 3, có đoạn: “Mẹ ơi, nhiều lúc con phải tự đánh vần hai chữ yêu thương, nhiều đêm con nhớ mẹ chỉ biết ôm lấy áo mẹ ngủ. Nếu bây giờ ông trời cho con sinh ra lần nữa, nếu phải sống trong một gia đình nghèo khổ nhưng có cả bố và mẹ thì con cũng sẽ mơ ước được ở trong môi trường đó chứ con không chọn môi trường như thế này, sống cũng có vật chất đầy đủ nhưng không có bố mẹ”, Huệ bảo mình thấy có lỗi vô cùng, mỗi lần nghĩ đến con lại tự nhủ càng phải cố gắng cải tạo để mong tới ngày được tha, có dịp bù đắp cho con.

Vui khi kể chuyện Tết trong trại giam

Khi nói về Tết trong trại giam, nét mặt phạm nhân Vũ Thị Huệ rạng rỡ hẳn lên. Huệ cười, Tết ở đây lại còn rôm rả hơn tết ở ngoài. Những ngày Tết chả ai khóc lóc gì, có khi vui quá còn quên đi cả gia đình.

Bữa cơm chiều 30 Tết, mọi người quây quần bên nhau, ai cũng có quà tết của gia đình gửi lên chị em trong phòng cũng mua ngũ quả ở căng tin về bày mâm, ăn tối cùng nhau và ngày Tết tham gia các trò chơi như khi ở nhà. Tết có 4 chiếc bánh chưng, bánh kẹo, thịt, chiều 30 là đã có quà tết, tham gia trang trí ở cổng trại, sân trại và trong phòng.

Phạm nhân kể chuyện Tết trong trại giam - ảnh 2

Các phạm nhân nữ tại trại giam số 5

Ngày Tết, các cán bộ quản lý trại giam đến từng phòng chúc tết, thậm chí có những cán bộ được về ăn Tết ở nhà nhưng lại xin vào trại vui cùng phạm nhân. Với những phạm nhân buồn chẳng thiết gì ngày Tết, thấy không khí vui tươi trong trại khác hẳn ngày thường, chỗ này chị em nhảy múa, khua trống hò hát, chỗ kia chơi các trò chơi, nhảy sạp, kéo co… là tự bị cuốn theo mà tham gia. Có tốp thì tụ tập ăn uống, nói chung là rất vui.

 Huệ bảo, ở đây được sự quan tâm động viên kịp thời của bạn tù và quản giáo, chị cũng thấy an tâm và vơi đi nỗi lo gia đình, và chị cũng nghĩ, mình không thể suốt ngày ủ rũ, buồn phiền, khóc lóc mãi được mà phải cứng rắn lên nhìn về phía trước, nghĩ về những người thân vẫn ngày đêm mong mỏi mình về, nên phải cố gắng sống.

Tâm Đức

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !