Thừa Thiên Huế: Xây dựng cơ sở dữ liệu về tảo hôn vùng dân tộc thiểu số

Tỉnh Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu giảm bình quân 2 – 3%/năm số cặp tảo hôn, đến năm 2025 phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tối đa tình trạng tảo hôn trong vùng dân tộc thiểu số.

Nhiệm vụ chính trị quan trọng

Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2025” (giai đoạn II) vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành cuối tháng 4/2021.

Mục đích nhằm thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số; Tăng cường ý thức, trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Mục tiêu đặt ra là phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, lãnh đạo xã, cán bộ tư pháp, cán bộ phụ trách văn hóa – xã hội, cán bộ chuyên trách công tác dân số cấp xã và cộng tác viên dân tố/y tế thôn, bản, già làng, trưởng thôn, chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên, ban công tác mặt trận, người có uy tín, tổng phụ trách đội, bí thư đoàn ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trong vùng dân tộc thiểu số được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Giảm bình quân 2 – 3%/năm số cặp tảo hôn và không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao và còn trường hôn nhân cận huyết thống. Đến năm 2025 phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tối đa tình trạng tảo hôn trong vùng dân tộc thiểu số.

Lãnh đạo địa phương xem vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng và phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Đặc biệt, các cấp, ngành, mặt trận Tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ những tập tục có hại trong hôn nhân và phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

{keywords}
Nhiều giải pháp sẽ được triển khai nhằm ngăn chặn nạn tảo hôn. Ảnh: Trang thông tin điện tử Huyện ủy A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Xây dựng cơ sở dữ liệu về tảo hôn

Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, địa phương này sẽ tăng cường các hoạt động cung cấp thông tin về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, chuyên trang, chuyên mục trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, đài truyền hình, đài phát thanh, đài truyền thanh cấp xã, tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, tranh cổ động…

Đồng thời biên soạn, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông, tài liệu tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Chú trọng tài liệu giới thiệu về những phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc cũng như những tập tục có hại cần vận động xóa bỏ.

Các hoạt động tuyên truyền, vận động được lồng ghép với hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị, hội thi, hoạt động ngoại khóa của các trường học…

Các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình sẽ được đưa vào hương ước, quy ước, tiêu chuẩn bản làng văn hóa, gia đình văn hóa. Yêu cầu các hộ gia đình có con đang tuổi vị thành niên phải ký cam kết không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Cùng với đó, sẽ xây dựng, triển khai nhân rộng mới mô hình điểm và các mô hình chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và sự tham gia của cộng đồng trong công tác ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Đặc biệt, sẽ xây dựng và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu về tảo hôn và hôn nhân tại các huyện, thị xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thu thập, cập nhật số liệu định kỳ theo 6 tháng và hàng năm.

Được biết, Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2025” (giai đoạn II) sẽ được triển khai từ năm 2021 đến năm 2025 với tổng kinh phí thực hiện khoảng 5,1 tỷ đồng.

Lam Anh

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !