Thái Nguyên: Đề xuất thêm chính sách hỗ trợ người có uy tín

Người có uy tín đã trở thành chỗ dựa tin cậy trong việc vận động, tuyên truyền đồng bào DTTS thực hiện các chủ trương, chính sách, góp phần giữ gìn khối đại đoàn kết. Cần có thêm nhiều ưu đãi, hỗ trợ đối với người có uy tín.

Những hạt nhân tích cực

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỉnh Thái Nguyên có 51 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 384.348 người dân tộc thiểu số (DTTS), sinh sống chủ yếu ở 5 huyện miền núi, vùng cao gồm: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ. Trên địa bàn tỉnh có 123 xã, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, đời sống kinh tế - xã hội ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thái Nguyên đã dần khởi sắc. Để có được kết quả như vậy, một trong những yếu tố quan trọng chính là những người có uy tín.

Những đóng góp cụ thể của người có uy tín đã được nêu rõ trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2021 vừa được UBND tỉnh Thái Nguyên công bố mới đây.

Theo báo cáo này, những người có uy tín trong đồng bào DTTS được nhân dân tín nhiệm đều là công dân gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đồng thời có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào DTTS, có khả năng tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định. Người có uy tín là cán bộ hưu trí, bí thư chi bộ, trưởng xóm là những người có trình độ, hiểu biết và thường xuyên được tiếp cận với những chính sách mới. Họ thực sự là những hạt nhân tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Về xây dựng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, những người có uy tín luôn đi đầu trong việc học hỏi kinh nghiệm các mô hình sản xuất và biết cách tổ chức sản xuất theo phương pháp khoa học, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Họ không những biết làm giàu cho bản thân, gia đình mình, mà còn phổ biến, giúp đỡ, hướng dẫn nhiều gia đình, người dân trong xóm, làng, dòng họ về các phương thức sản xuất hiệu quả để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, hoa màu, giải phóng mặt bằng để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Bản thân người có uy tín cũng là những người gương mẫu đi đầu trong phong trào, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Đặc biệt, đội ngũ người có uy tín đã có nhiều đóng góp về công sức, trí tuệ để cùng các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân; vận động đồng bào không nghe, không tin và không theo tổ chức bất hợp pháp, các tà đạo.

Vai trò của người uy tín còn được thể hiện rõ nét trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp được duy trì, phát huy như: Lễ cấp sắc của dân tộc Dao, Sán Dìu; lễ sinh nhật cho người cao tuổi dân tộc Nùng; hát Sọng cô của dân tộc Sán Dìu… Nhiều người có uy tín đã động viên nhân dân tham gia các lớp học tiếng dân tộc như Tày, Nùng, Mông…

{keywords}
Nhiều người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, hoa màu, giải phóng mặt bằng… để xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Việt Hà

Cần có thêm chính sách ưu đãi, hỗ trợ

Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS là một chính sách dân tộc đúng đắn, nhằm động viên, khích lệ những người có uy tín đóng góp vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

Tuy nhiên, nhìn lại 10 năm qua, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên cũng thẳng thắn nhìn nhận quá trình thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS vẫn còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc.

Ở một số xã, công tác bình xét, đánh giá lại người có uy tín sau một năm còn mang tính hình thức; Công tác phát huy vai trò người có uy tín trong triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở một số địa phương còn hạn chế; Một số người có uy tín chưa tích cực hoạt động, chưa phát huy tốt vai trò, vị trí sau khi được nhân dân tín nhiệm và chính quyền công nhận; Chính sách đối với người có uy tín chủ yếu chỉ là thăm hỏi, động viên, do vậy, chưa thực sự khích lệ người có uy tín gắn bó trách nhiệm, phát huy vai trò, nhiều khi không chủ động, thường xuyên.

Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS và phát huy vai trò của người có uy tín tại địa phương trong giai đoạn 2021 - 2021, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên đã xác định rõ những nhiệm vụ cần triển khai. Đáng chú ý là phải chú ý đến việc bảo vệ người có uy tín và gia đình họ, không để phần tử xấu tác động, lợi dụng, lôi kéo, vô hiệu hóa.

Lãnh đạo tỉnh này cũng đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành chính sách về bảo hiểm y tế cho người có uy tín trong đồng bào DTTS không thuộc thành phần hưu trí, gia đình chính sách, gia đình có công; Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan ban hành quy định cụ thể về chế độ ăn, nghỉ, đi lại đối với các đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đồng thời xem xét bổ sung tiêu chí quy định độ tuổi và sức khỏe để lựa chọn người có uy tín.

Việt Hà

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !