Quyết liệt phòng chống dịch Covid-19 trong các tổ chức tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ đã ban hành công văn gửi UBND TP.HCM và Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) các địa phương nhằm quyết liệt triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các tôn giáo.

Đồng hành phòng, chống dịch

Theo nguồn tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, thời gian qua, trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19, các tổ chức tôn giáo đã tích cực chung tay, đồng hành với chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch.

Lãnh đạo 43 tổ chức tôn giáo đã cam kết với Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ về việc chấp hành tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống dịch, và thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Nhiều tổ chức giáo hội đã hướng dẫn tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, tín đồ hạn chế các hoạt động tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo có đông tín đồ tham dự; tạm dừng hội nghị thường niên, đại hội nhiệm kỳ; tăng cường các hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến; thực hiện giãn cách, khẩu trang, khử khuẩn tại cơ sở thờ tự tôn giáo; không mời đón giáo sĩ nước ngoài vào Việt Nam…

{keywords}
Nhiều cơ sở tôn giáo đã áp dụng phương thức quét mã QRCode để khai báo y tế. Ảnh: Bình Minh

Điển hình như ngày 31/5, Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai tiếp tục ban hành văn bản đề nghị các chức sắc tôn giáo cùng phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bản tỉnh. Trong đó đề nghị các tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện một số nội dung gồm:​ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Nội vụ và UBND tỉnh Đồng Nai; Tạm dừng triệt để các hoạt động tôn giáo, lễ nghi tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh, khuyến khích việc tổ chức các hoạt động tôn giáo, lễ nghi tôn giáo theo hình thức trực tuyến.

Cùng với đó, tiếp tục kêu gọi và biểu dương các tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ phát huy tinh thần nhân văn, bác ái của các tôn giáo, đồng hành với chính quyền các cấp và đóng góp thiết thực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; tích cực tham gia ủng hộ “Quỹ vắcxin phòng Covid-19” của Chính phủ và hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

Đặc biệt, cần phối hợp tốt với chính quyền các cấp trong công tác rà soát, truy vết các tổ chức, cá nhân, điểm nhóm tôn giáo tại địa phương có liên quan đến các ca bệnh từ ổ dịch tại điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung thuộc nhóm Truyền giáo Phục Hưng.

Khẩn trương lập bản đồ dịch Covid-19 trong các tôn giáo

Bên cạnh những cơ sở tôn giáo, tổ chức tôn giáo nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 thì vẫn còn không ít cơ sở, tổ chức tôn giáo lơ là, chủ quan trước dịch bệnh.

Trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 trong nước diễn biến phức tạp, cũng là thời điểm một số tôn giáo ở Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra nhiều hoạt động tôn giáo lớn, nếu không nghiêm túc thực hiện giãn cách, vẫn tổ chức và tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tập trung đông người thì nguy cơ cao sẽ dẫn đến lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Bởi vậy, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ban hành công văn gửi UBND TP.HCM và Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) các địa phương nhằm quyết liệt triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các tôn giáo.

Được biết, tại cuộc họp của Ban Tôn giáo Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các tôn giáo diễn ra chiều 27/5, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đã chỉ đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, các vụ, đơn vị thuộc Ban tiếp tục quán triệt nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng và Ban chỉ đạo Quốc gia để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố đến các địa bàn trọng điểm, gặp gỡ từng chức sắc tôn giáo, rà soát từng cơ sở thờ tự, đặc biệt là các điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tôn giáo cấp cơ sở, hoạt động nhỏ, lẻ, chưa được công nhận tổ chức và các nhóm, phái tôn giáo mới…, để thông tin, tuyên truyền, vận động dừng các sinh hoạt tôn giáo khi dịch bệnh diễn phức tạp và có nguy cơ cao. Đối với các tổ chức, cá nhân tôn giáo không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch thì tùy từng mức độ vi phạm mà đề nghị chính quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Các vụ chức năng của Ban Tôn giáo Chính phủ cần chủ động phối hợp với các ngành và địa phương, khẩn trương lập bản đồ về dịch bệnh Covid-19 trong các tôn giáo để cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh hàng ngày, phân loại cơ sở thờ tự có nguy cơ lây nhiễm để thông tin, phối hợp với chính quyền địa phương, hướng dẫn lãnh đạo các giáo hội có biện pháp nhắc nhở, xử lý cá nhân chức sắc, tín đồ chủ động phòng dịch.

Ngọc Mai

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !