Người Khmer ở Phú Mỹ sống nhờ đồng cỏ bàng

Người ta biết nhiều đến Phú Mỹ bởi nghề đan chiếu bằng cỏ bàng nổi tiếng nhưng ít người biết rằng, từ những cọng cỏ bàng bây giờ, người Khmer còn làm ra rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp đẽ, tinh tế.

Mộc mạc cỏ bàng

Chúng tôi tới xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang vào những ngày nắng chói chang. Cùng người dân ra cánh đồng cỏ bàng, chúng tôi mới cảm nhận hết được sức sống của những cọng cỏ bàng xanh mướt giữa vùng đất sình lầy, phèn mặn. Cỏ bàng đang nuôi dưỡng nhiều thế hệ người Khmer.

Cây cỏ bàng có tên khoa học là Lepironia articulate,  có nhiều nhất ở các tỉnh như Tiền Giang (Phú Mỹ, Tân Phước), Long An (Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Thủ Thừa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng…), An Giang, Kiên Giang…Đặc điểm nổi bật của cây  cỏ bàng: là loài thuộc thân cỏ, mình tròn, rỗng ruột, có rễ chùm, mình đo gần bằng đầu đũa, cao từ 1.3-2m, trông giống y hệt cây lác (cói) hoặc cây cỏ năn, nhưng cỏ bàng mình lớn, cứng, dài hơn. Cây bàng trổ bông quanh năm.

Người ta biết nhiều đến Phú Mỹ bởi nghề đan chiếu bằng cỏ bàng nổi tiếng nhưng ít người biết rằng, từ những cọng cỏ bàng bây giờ, người Khmer còn làm ra rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp đẽ, tinh tế. Chúng tôi đã có một ngày trải nghiệm làm các sản phẩm từ cỏ bàng với những người Khmer chính gốc.

{keywords}
Với vợ chồng ông Khon, đan bàng là sinh kế chính. Ảnh: Nguyễn Bích

Cũng như nhiều người dân khác ở ấp Trà Phô, con  gái bà Thi Von đi ra đồng cỏ nhổ cỏ bàng từ sáng sớm. Đến trưa chị buộc chúng thành từng neo (bó) rồi vận chuyển về nhà. Những bó cỏ này sẽ được phơi 1-2 nắng, sau đó đem giã dập thành sợi. Những sợi cỏ bàng dẻo dai sau đó được dùng để đan các sản phẩm khác nhau.

Tôi theo con gái bà Von tới nhà ông Tiên Cóp dập cỏ bàng. Ngôi nhà nhỏ của ông tấp nập người ra vào dập bàng. Chiếc máy dập hoạt động hết công suất mà vẫn không kịp. Mọi người phải đứng chờ khoảng 30 phút mới tới lượt. Hai vợ chồng ông Tiên Cóp luôn tay đưa từng bó cỏ bàng vào máy ép. Tùy theo nhu cầu, thứ đồ cần làm, người ta đan cỏ thành các tấm đệm nguyên liệu với các kích cỡ phù hợp.

Cho đến bây giờ, người Khmer ở Phú Mỹ không còn nhớ rõ tổ nghề là ai mà chỉ biết rằng cây cỏ dại này đã và đang nuôi sống nhiều thế hệ người Khmer ở đây. Trước đây, sản phẩm truyền thống chủ yếu là chiếu cỏ bàng tiêu thụ trong vùng. Bây giờ, theo nhu cầu của thị trường, người Khmer sáng tạo thêm rất nhiều sản phẩm khác từ cỏ bàng như đồ gia dụng, nón, giỏ xách… Bà Thi Dền, 65 tuổi, đã gắn bó cả đời với nghề đan cỏ bàng chia sẻ: “Trải qua nhiều thăng trầm, có lúc tưởng như làng nghề mai một thì giờ đây nghề đan cỏ bàng đã được thổi thêm làn sinh khí mới. Người dân được đào tạo nghề, tạo ra nhiều sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu của đời sống hiện đại. Dân sống bằng cỏ bàng nhiều lắm. Ở đây, mọi người đều làm nghề này không à”.

Không chỉ ấp Trà Phô, người dân ở ấp Kinh Mới cũng sống nhờ vào đồng cỏ bàng. Ông Khi chúng tôi tới nhà, vợ chồng ông Tiên Khon đang gấp rút đang những chiếc túi với nhiều loại kích cỡ khác nhau để kịp trả hàng cho doanh nghiệp. Vợ ông Khon cho hay, mỗi tháng bà đan được khoảng 100 chiếc giỏ. Thu nhập từ nghề đan bàng đủ sống”.

Cách đây chừng 20 năm, nghề đan cỏ bàng rơi vào khó khăn do sản phẩm nghèo nàn, không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Không ít người dân đã phá đồng cỏ bàng để chuyển sang trồng lúa, làm vuông tôm. Đúng lúc khó khăn đó, Dự án bảo tồn, khai thác bền vững đồng cỏ bàng Phú Mỹ được triển khai. Trong khoảng thời gian từ năm 2004-2017, Dự án đã thực hiện các hợp phần nghiên cứu ảo tồn đồng cỏ- sinh cảnh của Sếu đầu đỏ, tập huấn kỹ năng quản lý đồng cỏ, phương pháp canh tác, thu hoạch cỏ bàng. Dự án cũng mở các lớp dạy kỹ thuật đan cỏ bàng cho người dân, hỗ trợ người dân thành lập hợp tác, tiếp thị, kinh doanh sản phẩm.

{keywords}
Người dân phơi cỏ bàng. Ảnh: Nguyễn Bích

Tạo sinh kế cho hàng trăm hộ dân

Nhờ có dự án, đồng cỏ bàng được cứu khỏi sự xấm lấn của con người, nghề đan bàng cũng được cứu sống khi đang đứng trước nguy cơ “tàn lụi” do không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Giờ đây, những cánh đồng cỏ bàng mọc um tùm xưa kia đã trở thành vùng nguyên liệu đắt giá cho các sản phẩm mang tên cỏ bàng. Rất nhiều chị em sau giờ ruộng rẫy, rãnh tay thì lấy cỏ bàng ra đan. Cuộc sống của nhiều người dân đã sang một trang mới nhờ nghề đan cỏ bàng. Trong đó có những hợp tác xã kinh doanh sản phẩm từ cỏ bàng đã đứng vững. Một trong số đó là cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công từ cỏ bàng Toàn Tuyền. Cơ sở này trực tiếp thu mua các tấm bàng nguyên liệu của bà con rồi về may, chế tác thành nhiều sản phẩm gia dụng khác nhau phục vụ cho nhu cầu của người dân cũng như cung cấp cho các resort, khách sạn… Chị Trần Mộng Tuyền chủ cở sở cho biết. “Cỏ bàng bóng, bền, dẻo dai nên phù hợp làm rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Cơ sở của chúng tôi làm thùng sọt, giỏ xách, mũ, túi thời trang…”, chị Tuyền chia sẻ.

Trước kia, chị Tuyền là người đan bàng thuê. Sau khi tham gia dự án  bảo tồn đồng cỏ bàng, chị được đào tạo nâng cao tay nghề. Sau này, chị thành lập cơ sở sản xuất cho riêng mình  với sự hỗ trợ về vốn và máy may của Nhà nước. Chị đã tạo việc làm cho 10 lao động trong xã.

Những điều chúng tôi chứng kiến trong những ngày ở Phú Mỹ cho thấy, nghề đan cỏ bàng đã thực sự hồi sinh. Những cọng cỏ dại đã và đang tạo sinh kế cho hàng trăm hộ dân nơi đây. Tương lai của nghề đan cỏ bàng sẽ còn mở rộng khi mà một số doanh nghiệp đang nỗ lực kết nối thị trường, đưa sản phẩm từ cỏ bàng ra thị trường nước ngoài.

Nguyễn Bích

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !