Lai Châu: Gắn bảo tồn văn hóa các dân tộc với phát triển du lịch

Lai Châu có 20 dân tộc  cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 84,6%. Nơi đây là một kho tàng văn hóa của dân tộc. Vì vậy, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc  luôn được quan tâm.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu vừa xây dựng Đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Đề án đặt ra 6 mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021-2025, bao gồm: Hằng năm, phấn đấu mỗi dân tộc được bảo tồn ít nhất 1 di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp, trong đó ưu tiên: Lễ hội, chữ viết, ẩm thực, trang phục, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian.

Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; xây dựng 3 hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; xây dựng bộ sưu tập hiện vật và phim tư liệu vùng văn hóa các dân tộc cư trú thành cộng đồng phục vụ công tác trưng bày chuyên đề gắn với phát triển du lịch.

Xây dựng 5 sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với phát triển du lịch cộng đồng, trong đó có ít nhất 1 sản phẩm du lịch đạt sản phẩm OCOP 4-5 sao.

Xây dựng 3 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, sản phẩm OCOP, nông sản gắn với các điểm thăm quan, du lịch.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch tăng 20%/năm; tổng doanh thu đạt trên 2.350 tỷ đồng. Phấn đấu xây dựng 1 bản du lịch cộng đồng tiêu biểu quốc gia, tiến tới đề nghị công nhận điểm du lịch công đồng ASEAN.

{keywords}
Lưu giữ những nét đẹp trong trang phục dân tộc Dao là một trong những cách làm được huyện Sìn Hồ quan tâm thực hiện. Ảnh: Tâm Tâm

Giai đoạn 2026-2030, UBND tỉnh Lai Châu đặt mục tiêu: Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới đề nghị UNESCO vinh danh 1 di sản là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; phấn đấu xây dựng mới và nâng tầm thêm 1 bản du lịch cộng đồng thành làng văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của quốc gia.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, phát triển 1 chợ phiên truyền thống trở thành trung tâm giao lưu văn hóa, trao đổi sản phẩm du lịch, sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc.

Tập trung xây dựng 1-2 sản phẩm du lịch văn hóa thường niên và 1-2 sản phẩm du lịch sinh thái lòng hồ gắn với trải nghiệm văn hóa tốt đẹp các dân tộc.

Theo đề án, trong giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Lai Châu sẽ tập trung vào nhiệm vụ nâng tầm quy mô tổ chức, nghiên cứu bổ sung, các hoạt động phần hội trên cơ sở văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc, tốt đẹp, lợi thế của từng địa phương gắn với các hoạt động sự kiện và hoạt động du lịch cộng đồng như: Lễ hội Nhảy lửa (dân tộc Dao), Lễ hội Then Kin Pang (dân tộc Thái), Lễ hội Xòe Chiêng (dân tộc Thái), Lễ hội Bun Vốc Nặm (dân tộc Lào) xã...

Cùng với đó, thực hiện nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các tài liệu có liên quan đến các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo, đặc sắc các dân tộc như chữ viết; nghệ thuật ẩm thực; thống kê lập danh sách người nắm giữ và thực hành di sản; sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu về chữ viết của các dân tộc; tổ chức các lớp truyền dạy trong cộng đồng.

Đồng thời, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đã xây dựng hồ sơ đề nghị Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Trò chơi kéo co trong nghi lễ dân tộc Thái, Lễ Tủ cải dân tộc Dao,Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông, Nghề dệt thổ cẩm dân tộc Lự), 2 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (Nghệ thuật Múa xòe, Then dân tộc Thái)…

Bên cạnh đó, địa phương này ưu tiên bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Dao (nhóm ngành Dao Đầu bằng) bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường gắn với du lịch mạo hiểm. Hỗ trợ bảo tồn kiến trúc nhà ở và công trình phụ trợ các hộ làm homestay đầu tư dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn đón khách; duy trì thường niên lễ hội Nhảy lửa và Lễ Tủ cải.

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Mông bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ gắn với du lịch sinh thái, nông nghiệp. Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Giáy bản San Thàng, xã San Thàng, thành phố Lai Châu theo hướng du lịch cộng đồng gắn với chợ phiên và chợ đêm San Thàng.

Ngoài ra, địa phương cũng sẽ đầu tư phát triển các dịch vụ trải nghiệm du lịch mạo hiểm. Trong đó, đầu tư xây dựng điểm bay dù lượn quốc tế và hàng năm tổ chức biểu diễn dù lượn; chinh phục đỉnh Putaleng; khám phá bản Bình Luông- thác Tác tình- bản Sì Thâu Chải- ruộng bậc thang - cánh đồng dong riềng; Trải nghiệm đi xe đạp địa hình vòng quanh bản, thác Tác Tình, ngắm cảnh thị trấn Tam Đường, trải nghiệm hoạt động thường nhật của người dân trong bản (làm nương, nghề thủ công, hái thuốc nam...).

Tâm Tâm

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !