Hai “bông hoa của núi rừng” tại Quốc hội khóa XV

Trong danh sách 499 người trúng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khó XV có 2 nữ đại biểu trẻ tuổi rất thú vị: Đại biểu trẻ nhất Quàng Thị Nguyệt là người dân tộc Khơ Mú ở Điện Biên, và Giáo viên toàn cầu Hà Ánh Phượng.

Hai “bông hoa của núi rừng”

Chiều 10/6/2021, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã công bố kết quả bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV, theo đó trong danh sách 499 người trúng cử đã được công bố với những cái tên rất ấn tượng trong đó có những đại biểu trẻ tuổi, đại biểu người dân tộc thiểu số (DTTS). Quốc hội khóa XV cũng chứng kiến một kỉ lục khi có số lượng nữ đại biểu trúng cử cao nhất: đạt 30,26%.

Theo TS. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Qua 5 cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở thế kỷ XXI, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV đạt kết quả tốt nhất về các cơ cấu chủ yếu. Cụ thể: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội vượt hẳn lên đạt 30,26%. Trong khi các khóa trước dù phấn đấu rất “căng”, nhưng cũng chỉ ở con số trên dưới 27% (Khóa XI đến Khóa XIV lần lượt là 27,31%; 25,76%; 24,40%; 24,29% và 26,72%).

Tỷ lệ đại biểu là người DTTS cũng tăng lên trong ba khóa gần đây (Khóa XIII đạt 15,6%, Khóa XIV tăng lên 17,4% và Khóa XV là 17,84%). Mặc dù dân số các DTTS chỉ chiếm 14% tổng số dân số cả nước mà tỷ lệ đại biểu của các DTTS trong Quốc hội khóa XV chiếm tới 17,84% là một con số rất ấn tượng. Điều mà Đảng, Nhà nước chỉ đạo là, phải ngày càng nhiều dân tộc có đại biểu trong Quốc hội thì Khóa XV thêm một số dân tộc rất ít người đã có đại biểu của mình tại Quốc hội.

Ngoài ra, tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách tăng liên tục, đại biểu tái cử cũng gây ấn tượng mạnh thì trình độ ĐBQH Khóa XV cũng có trình độ học vấn cao “tuyệt đối”. Trong 499 đại biểu chỉ duy nhất một đại biểu có trình độ dưới đại học. Đại học và trên đại học chiếm tới 99,8% tổng số đại biểu, trong đó Tiến sĩ và Thạc sĩ nhiều hơn đại học (392 đại biểu, chiếm 78,55% tổng số đại biểu; đại học chỉ có 106 đại biểu, chiếm 21,24%). Đây cũng là khóa có nhiều đại biểu có học hàm cao (12 Giáo sư và 20 Phó Giáo sư).

{keywords}
Đại biểu Quàng Thị Nguyệt_Ảnh: Facebook nhân vật

Đáng chú ý, trong số 499 đại biểu trúng cử có tới 8 đại biểu thuộc thế hệ 9X, trong đó có những nữ đại biểu “đặc biệt” như: Nữ đại biểu nông dân trẻ tuổi nhất Quàng Thị Nguyệt (sinh năm 1997), người dân tộc Khơ Mú ở Bản Búng Giắt 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên; Nữ giáo viên toàn cầu Hà Ánh Phượng (sinh năm 1991), công tác tại Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đây có thể coi là những “bông hoa của núi rừng” tại Quốc hội khóa XV lần này.

Phấn đấu đại diện cho tiếng nói của đồng bào

Chia sẻ sau khi biết tin trúng cử, ĐBQH Quàng Thị Nguyệt cho biết: “Tôi cảm thấy rất vui và tự hào vì đã được cử tri tin tưởng bầu tôi là ĐBQH. Đồng thời, tôi cũng bắt đầu cảm thấy lo lắng vì trách nhiệm phía trước rất nặng nề đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân nên áp lực rất lớn trong khi tôi còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm”...

Cũng theo chị Nguyệt: “Vì tôi là nữ, lại là người DTTS nên tôi sẽ phải nỗ lực để vừa lắng nghe đầy đủ những tâm tư nguyện vọng của cử tri và vừa truyền tải một cách đầy đủ nhất đến Quốc hội. Cùng với đó, tôi sẽ phải luôn cố gắng học hỏi, trau dồi bản thân và sắp xếp công việc gia đình để tham gia đầy đủ các kỳ họp hay các buổi tiếp xúc cử tri”. Được biết, chị Quàng Thị Nguyệt vừa tốt nghiệp trường Học viện Phụ nữ Việt Nam, chuyên ngành Công tác xã hội.

{keywords}
Đại biểu Hà Ánh Phượng_Ảnh: Facebook nhân vật

Trong khi đó, cô giáo Hà Ánh Phượng dân tộc Mường, hiện là giáo viên tiếng Anh trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Chia sẻ cảm xúc khi trở thành đại biểu Quốc hội, cô Phượng nói: “Tôi cảm thấy vinh dự đi kèm với trách nhiệm lớn lao và phải cố gắng nhiều hơn nữa. Tôi nhận thấy mình không chỉ đại diện cho thầy cô giáo mà còn cho người dân tộc thiểu số, phụ nữ và thanh niên”.

Được biết, năm 2020 cô được bầu chọn là giáo viên Việt Nam đầu tiên vào top 10 giáo viên toàn cầu do Quỹ Varkey (Varkey Foundation) lựa chọn. Không chỉ nổi tiếng với giải thưởng trên, cô Phượng cũng quan tâm đến các vấn đề học sinh Việt Nam đang gặp phải như văn hóa đọc, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, an toàn khi sử dụng mạng. Được biết, ngoài mô hình lớp học xuyên biên giới, cô Phượng đang thực hiện các dự án như: “Thư viện hạnh phúc”, “An toàn trên không gian mạng”… 

Danh sách 8 ĐBQH thế hệ 9X trúng cử Quốc hội khóa XV:

1.Tao Văn Giót (SN 1990) Huyện ủy viên, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, đạt tỷ lệ 81,33% số phiếu hợp lệ;

2.Nguyễn Nhị Hà (SN 1990), Giáo viên Trường THPT Lương Tài, huyện Lương Tài, Bắc Ninh, đạt tỷ lệ 54,64% số phiếu hợp lệ;

3.Quàng Thị Nguyệt (SN 1997), nghề nghiệp: nông dân, đạt tỷ lệ 77,26% số phiếu hợp lệ;

4.Hà Ánh Phượng (SN 1991) Giáo viên Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, đạt tỷ lệ 78,40% số phiếu hợp lệ.

5.Trần Thị Quỳnh (SN 1993), Giáo viên, Phó Bí thư Đoàn trường Trường THPT Nguyễn Khuyến, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, đạt tỷ lệ 61,63% số phiếu hợp lệ;

6.Triệu Thị Huyền (SN 1992), Viên chức Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái, đạt tỷ lệ 84,38% số phiếu hợp lệ;

7.Nàng Xô Vi (SN 1996) Giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú tại huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum, đạt tỷ lệ 82,97% số phiếu hợp lệ;

8.Phạm Thị Xuân (SN 1991), Thư ký viên Tòa án nhân dân huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đạt tỷ lệ 88,67% số phiếu hợp lệ.

 Việt Hoàng

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !