Đưa nếp sống văn minh đến với đồng bào dân tộc Mông

Công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong vùng đồng bào Mông luôn được tỉnh Điện Biên quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả tích cực.

Đồng bào dân tộc Mông ở Điện Biên có mặt ở hầu hết các huyện, nhưng tập trung nhiều nhất là ở Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Nhé và Nậm Pồ. Trong những năm qua, bên cạnh những thay đổi đáng mừng và những giá trị văn hóa tốt đẹp được dân tộc Mông giữ gìn thì vẫn còn tồn tại một số tập tục, nếp sống cũ đặc biệt trong việc cưới, việc tang đã trở nên lạc hậu, đến nay không còn phù hợp. Với mong muốn có cuộc sống ngày một văn minh, tốt đẹp hơn, đồng bào Mông đã từng bước nâng cao nhận thức và hành động thực tiễn để cùng các cộng đồng dân tộc khác chung tay thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa.

Trước đây, theo tín ngưỡng, quan điểm của người Mông, khi gia đình có người thân qua đời phải tổ chức ăn, uống linh đình nhiều ngày; quá trình tang lễ không đưa thi thể người người chết vào trong quan tài, giữ thi thể người chết trong nhà lâu ngày (thường là lâu hơn 48 giờ), quy định số trâu, bò phải mổ trong đám tang (ít nhất mỗi người con trai phải mổ 1 con trâu hoặc bò); chọn ngày chôn cất người mất không cho trùng vào những ngày mất của ông, bà, bố, mẹ, chú, bác và anh, em ruột (dẫn đến kéo dài ngày). Hậu quả của việc tang ma dài ngày và không đưa thi thể người chết vào quan tài gây nên tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa gây nguy hại cho sức khỏe những người xung quanh. Khi có tang ma, người thân tập trung đông trở thành điều kiện nguy hại để các mầm bệnh, khí độc hại thoát ra từ thi thể trong quá trình phân hủy phát tán và lây lan.

{keywords}
Cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Mường Pồn (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số về tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: Hương Vũ

Đến nay, dưới sự vận động của cấp ủy, chính quyền cơ sở cùng với các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa được triển khai sâu rộng, nhiều dòng họ người Mông đã nhận ra những điều này không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới nữa. Đến nay, người Mông ở nhiều nơi đã thực hiện thủ tục tang ma theo nếp sống mới, không còn tổ chức ăn, uống linh đình dài ngày, không để người chết quá 48 giờ trong nhà và thực hiện đưa thi thể người chết vào quan tài.

Bên cạnh việc tang ma, trong hôn nhân của người Mông cũng tồn tại một số phong tục, quan niệm không còn phù hợp và không được pháp luật cho phép. Đó là tình trạng hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn. Tuy nhiên, với nhận thức pháp luật ngày càng được nâng cao, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong cộng đồng người Mông đã và đang dần được xóa bỏ. Tính từ năm 2019 nhóm tuổi tảo hôn của người dưới 14 tuổi toàn tỉnh chiếm 1,8% trong tổng số người tảo hôn; đến năm 2020, nhóm tuổi này chỉ còn chiếm hơn 1%. Ngoài ra, số người tảo hôn năm 2020 ở một số huyện cũng giảm so với năm 2019, như: Tuần Giáo giảm 20 người; Ðiện Biên Ðông giảm 11 người; Mường Nhé giảm gần 50 người…

Hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động: tuyên truyền, vận động, tư vấn để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền về hôn nhân và ngăn ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Thông qua các hoạt động tổ chức tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số,  góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào.

Với sự nỗ lực của Đảng và chính quyền các cấp cùng sự chung sức, đồng thuận của nhân dân, tỉnh Điện Biên đã tích cực nâng cao hiệu quả trong công tác bài trừ hủ tục lạc hậu, đưa nếp sống văn minh thấm sâu, lan tỏa vào cuộc sống đồng bào; qua đó giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông nói riêng, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh nói chung, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, lành mạnh, tiến bộ, xây dựng xã hội ngày càng phát triển và văn minh.

Hương Vũ

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !