Cần hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng

Công tác quản lý đất đai tôn giáo hiện vẫn còn nhiều bất cập. Cần hoàn thiện chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý, sử dụng đất đai tôn giáo, tín ngưỡng, chú trọng sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Tín ngưỡng, tôn giáo với Luật Đất đai.

Nhận diện rõ những bất cập

Theo nguồn tin từ Bộ Nội vụ, Hội nghị trực tuyến về cơ chế quản lý, sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng vừa được Bộ Nội vụ và Ban Kinh tế Trung ương phối hợp tổ chức ngày 3/6/2021.

Mục đích nhằm trao đổi, thảo luận những vấn đề về cơ chế quản lý, sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng, phục vụ tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, tính đến tháng 11/2020, các tổ chức tôn giáo đã sử dụng khoảng 29.801 cơ sở tôn giáo, tăng khoảng 5.801 cơ sở so với năm 2008. Số cơ sở trên bao gồm cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo, cơ sở phụ trợ, cơ sở hoạt động xã hội của tôn giáo. Trong đó có cả cơ sở đã được cấp và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thực tế thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập về chính sách đất đai liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng. Chẳng hạn, Chỉ thị số 1940 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ là một chỉ thị chuyên biệt về đất đai liên quan đến tôn giáo, nhưng mới chỉ cơ bản tháo gỡ được vấn đề đất đai tồn đọng giai đoạn trước để lại, chưa có hướng giải quyết đối với đất đai tôn giáo phát sinh, trong khi xu thế của tôn giáo là phát triển kèm theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất.

Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định cụ thể đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng nhưng vẫn chưa tìm được hướng giải quyết ổn thỏa và lâu dài. Quá trình triển khai Luật Đất đai năm 2013 đã bộc lộ nhiều vướng mắc trong công tác quản lý như về hạn điền, về giao đất, về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Đáng chú ý là chưa có quy định việc tôn giáo sử dụng đất vào các hoạt động an sinh xã hội; bất cập trong việc giao đất cho các doanh nghiệp tư nhân để xây dựng khu du lịch văn hóa tâm linh liên quan đến tôn giáo...

{keywords}
Trong quy hoạch đất đai cần có quỹ đất để xây dựng các cơ sở tôn giáo. Ảnh: Bình Minh (ảnh có tính chất minh họa).

Quy hoạch đất đai cần có quỹ đất xây dựng cơ sở tôn giáo

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng nhận định, vấn đề quản lý, sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng là vấn đề lớn, phức tạp. Đất đai là sở hữu toàn dân, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các cơ sở tôn giáo hợp pháp được hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Dự báo thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng đón tất cả các tôn giáo, thậm chí là các đạo lạ, theo xu hướng phát triển tự nhiên. Do đó, về quy hoạch đất đai, cần có quỹ đất để xây dựng các cơ sở tôn giáo; cần có cơ chế bình đẳng trong vấn đề giao đất cho các tôn giáo; giải quyết tốt các vấn đề chồng chéo về thể chế liên quan đến đất đai tôn giáo…

Việc quan trọng lúc này là cần sớm hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến tôn giáo, bổ sung, sửa đổi nội dung liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong các luật chuyên ngành (khi sửa đổi), trong đó có Luật Đất đai, để thống nhất, đồng bộ với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Đồng thời, cần phát huy nguồn lực của tôn giáo, trong đó có nguồn lực từ đất liên quan đến tôn giáo đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước; phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng ở địa phương.

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục cập nhật, đánh giá đầy đủ nhu cầu sử dụng đất đai trong tôn giáo; Tập trung lựa chọn một số địa phương để phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ trong việc tổ chức tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW liên quan đến đất đai trong tôn giáo, nhất là các địa phương có nhiều lúng túng, vướng mắc trong sử dụng đất đai; Tổ chức một số buổi tọa đàm để làm rõ hơn thực tiễn tại cơ sở, có thể mời đại diện các tổ chức tôn giáo tham gia; Tiếp tục phối hợp với Ban Chỉ đạo tổng kết Luật Đất đai năm 2013, đề xuất bổ sung một số nội dung mới liên quan đến quản lý, sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng…

Anh Duy

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !