Bình Phước: Hiệu quả từ Chương trình mỗi năm giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiếu số

Sau 2 năm thực hiện Chương trình mỗi năm giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) tại tỉnh Bình Phước, kết quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS luôn đạt được theo xu hướng tăng dần cả về số lượng và chất lượng.

Số lượng hộ DTTS giảm nghèo hàng năm đạt mức cao

Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới, với dân số 994.679 người, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) có 195.635 người, chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh, với 41 thành phần dân tộc sống đan xen thành cộng đồng tại 111 xã, phường, thị trấn, trong đó có 15 xã biên giới, 9 xã và 55 thôn đặc biệt khó khăn.

Để đồng bào DTTS tiếp tục ổn định cuộc sống và sản xuất, an tâm, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhằm tăng cường sự đoàn kết dân tộc, củng cố quốc phòng an ninh và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS, từ năm 2019, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 205/KH-UBND về thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Và bắt đầu từ thời điểm đó, Chương trình mỗi năm giảm 1.000 hộ nghèo DTTS được thực hiện, trở thành chương trình đặc thù riêng của tỉnh, tạo được sự bứt phá trên nhiều phương diện.

Trong năm 2019 và năm 2020, tỉnh đã tập trung gần 137 tỷ đồng ngân sách để thực hiện giảm 2.000 hộ nghèo DTTS trên địa bàn, qua đó đã giúp đồng bào ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trước khi thực hiện Chương trình, số hộ nghèo DTTS giảm với tốc độ chậm hơn và chưa thực sự bền vững, năm 2017 giảm được 888 hộ; năm 2018 giảm được 804 hộ. Sau khi thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS, kết quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS luôn đạt được theo xu hướng tăng dần cả về số lượng và chất lượng, cụ thể năm 2019, giảm 1.194 hộ (tăng 148% so với 2018); năm 2020, giảm được 1.548 hộ (tăng 130% so với 2019). Kết quả giảm nghèo của hộ nghèo DTTS đã trở thành bước đệm cho công tác giảm nghèo theo hướng nhanh và bền vững hơn, cuộc sống của người nghèo được tiếp cận gần hơn với các nhu cầu thiết yếu, các dịch vụ xã hội ngày càng đầy đủ và chất lượng hơn.

{keywords}
Đời sống đồng bào người S’tiêng ở Bình Phước đang ngày càng phát triển. Ảnh: Hồng Ánh

Đa dạng chính sách hỗ trợ

Trước đây, mỗi hộ nghèo chỉ được tiếp nhận hỗ trợ từ các chính sách (y tế, giáo dục, nhà ở, tiền điện, vay vốn,..) theo hình thức thụ động từ trên xuống vì đó là chính sách chung cho tất cả người nghèo (các chính sách hỗ trợ không phân biệt hộ nghèo là người kinh hay hộ nghèo DTTS). Nhưng đối với Chương trình này, sự thiếu hụt của các hộ nghèo DTTS được hỗ trợ đầy đủ hơn, đặc biệt là phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của từng hộ nghèo. Ở giai đoạn đầu Chương trình, chỉ thực hiện hỗ trợ 14 nhu cầu với 11 chính sách, đến nay đã tăng lên 25 nhu cầu tích hợp trong 8 nhóm chính sách, cụ thể: hỗ trợ đất ở; nhà ở (xây nhà, sửa nhà); nhà vệ sinh, nước sinh hoạt (đào giếng, khoan giếng, bồn đựng nước, bơm nước); điện lưới (kéo điện, điện năng lượng mặt trời); vay vốn; đào tạo nghề; ti vi (tiếp cận thông tin); hỗ trợ tạo việc làm tăng thu nhập như hỗ trợ chăn nuôi (trâu, bò, dê, lợn, vịt, gà), nông cụ (máy phát cỏ, máy cưa, bình xịt thuốc), trồng trọt (trồng nấm, trồng điều), hỗ trợ phương tiện đi lại (xe máy)…

Xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế, các hộ nghèo DTTS được hỗ trợ nhà ở, điện, nước, nhà vệ sinh, tivi, đào tạo nghề, vay vốn. Đặc biệt, hộ nghèo được quyền chủ động lựa chọn cách thức đa dạng hóa sinh kế để tạo việc làm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình.

Trước khi thực hiên Chương trình, hộ dân tham gia xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo “chăn nuôi bò sinh sản, chăn nuôi dê sinh sản, chăn nuôi gà thả vườn” theo nguồn vốn Trung ương phân bổ còn hạn chế (từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm) và phải thực hiện đúng theo quy định quản lý và sử dụng nguồn vốn mô hình giảm nghèo. Số lượng người tham gia phần lớn là người kinh đăng ký tham gia mô hình, còn người nghèo DTTS ít có nhu cầu tham gia mô hình nên đã gây khó khăn trong việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nghèo DTTS.

Nhưng hiện nay, với nhu cầu tạo việc làm, chính sách không quy định một hình thức hỗ trợ cứng nhắc như trước kia (chỉ được chọn nuôi bò hoặc trâu), mà các hộ dân chủ động lựa chọn và quyết định phương tiện sản xuất với sự hướng dẫn của địa phương, từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dân, đồng thời giúp chính sách phù hợp với điều kiện, đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình của từng khu vực và đặc biệt là phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ gia đình. Từ đó khắc phục được cơ bản các nguyên nhân dẫn đến nghèo.

Có thể nói, một trong những điểm nhấn trong thực hiện công tác giảm nghèo cho đồng bào DTTS của tỉnh Bình Phước, đó là đưa ra nghị quyết về giảm 1.000 hộ nghèo DTTS, từ đó các địa phương, đơn vị tiếp tục lấy đó làm căn cứ để triển khai thực hiện. Từ sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, Bình Phước đã thực hiện bước đầu thành công chương trình giảm nghèo vượt mục tiêu đề ra. Cụ thể là sau 2 năm thực hiện chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS, toàn tỉnh giảm 2.742 hộ nghèo DTTS, vượt 137% kế hoạch đề ra (2.000 hộ), đưa hộ nghèo DTTS từ 4.545 xuống còn 1.803 hộ, chiếm 3,95% trên tổng số hộ DTTS, hướng tới đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ  nghèo chung cho toàn tỉnh mỗi năm giảm 2.000 - 2.500 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là người nghèo DTTS đã thay đổi nhận thức, phát huy tính tự lực, tự cường, chủ động vươn lên thoát nghèo; giảm dần tư duy cho không, gây ỷ lại, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS trên địa bàn năm 2021 đã được UBND tỉnh phê duyệt, UBND tỉnh yêu cầu tập trung huy động nguồn lực trong nhân dân, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể thực hiện các chính sách, dự án góp phần giảm 1.000 hộ nghèo DTTS nhanh và bền vững.

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, năm 2021, tỉnh tập trung hỗ trợ đất ở cho 30 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 570 hộ, xây dựng nhà vệ sinh cho 443 hộ, hỗ trợ tiếp cận thông tin cho 332 hộ, hỗ trợ vay vốn ngân hàng chính sách xã hội cho 49 hộ, hỗ trợ tạo việc làm tăng thu nhập cho 830 hộ. Tổng kinh phí thực hiện giảm 1.000 hộ nghèo DTTS năm 2021 là hơn 89,3 tỷ đồng. 

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước, Chương trình mỗi năm giảm 1.000 hộ nghèo DTTS năm 2020 đã giúp 1.250 hộ thoát nghèo. Nếu năm 2021 Bình Phước giảm thêm được 1% số hộ nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn sẽ còn 1,56%. 

 Mai Anh

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !