Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở Lang Chánh

Từ bao đời nay, bà con đồng bào dân tộc Mường ở huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, luôn duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Thổ cẩm Lang Chánh đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch độc đáo, được du khách ưa chuộng.

Sức sống từ làng dệt thổ cẩm

Chiềng Khạt – một bản người dân tộc Mường ở xã Đồng Lương (huyện Lang Chánh), trải qua nhiều thế hệ, nơi đây vẫn còn lưu giữ nét đẹp mang bản sắc văn hóa vùng dân tộc thiểu số qua nghề dệt thổ cẩm. Ở đó, những nữ nghệ nhân vẫn ngày đêm se sợi, dệt ra những chiếc khăn choàng, những bộ váy bản địa và nhiều sản phẩm kết tinh giữa tình yêu và tâm huyết của nghề.  

40 năm về trước, bà Lê Thị Tiền - nhóm trưởng nhóm dệt khiến nhiều chàng trai trong bản Chiềng Khạt say mê bởi đôi bàn tay khéo léo, thành thạo nghề dệt thổ cẩm. Cô sơn nữ Mường ngày ấy sớm biết đến nghề dệt từ năm 13 tuổi. Nay tuổi đã gần 60 nhưng nghề truyền thống ấy vẫn được bà và nhiều phụ nữ khác trong bản gìn giữ như một kho báu vô giá, họ muốn lưu giữ một vẻ đẹp đến con cháu sau này và mãi mãi.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay, ở Chiềng Khạt còn sót lại một tổ sản xuất nghề dệt thổ cẩm với gần 20 nghệ nhân tuổi từ 46 – 60. “Dệt thổ cẩm bây giờ đỡ vất vả hơn ngày xưa nhiều. Trước kia để có sợi thì phải trồng bông, nuôi kén, tằm rồi mới kéo ra sợi để dệt. Ngày nay, xã hội phát triển chỉ cần đặt sợi có sẵn của các trung tâm, đại lý, đem về se sợi rồi tiến hành các công đoạn thủ công nhanh chóng hơn rất nhiều”. Bà Tiền cho hay.

{keywords}
Tổ dệt thổ cẩm thôn Chiềng Khạt xã Đồng Lương luôn có nhiều sản phẩm dệt thổ cẩm chất lượng cao. Ảnh: Thu Hiền

Theo chia sẻ từ những nghệ nhân, để có được những tấm thổ cẩm ưng ý phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỷ mỉ, cần cù trong từng chi tiết. Điều đặc biệt để tạo nên thổ cẩm đẹp đó chính là sự công phu qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ nơi đây.

Trước khi đưa vào dệt thì phải kéo sợi, sau đó sợi được đưa vào khung vuông rồi chạy quanh 8 – 10 ống chỉ để se sợi; se sợi xong thì mới đưa lên khung chừng 15 – 20m, sau đó bỏ sợi vào khổ co, lên cuốn cố định từng sợi vào khung cửi, đánh hoa văn theo yêu cầu rồi tiến hành dệt xuyên suốt cả quá trình. Nếu muốn màu sắc theo ý muốn thì trước kia phải nhuộm nhưng bây giờ thì khác, giờ có sợi nhuộm sẵn nên cũng tiện hơn nhiều. Những tấm thổ cẩm dệt xong được kiểm tra lại kỹ lưỡng bằng cách bấm gọn những lỗi dư thừa, sau đó mới đưa đi kết tạo ra sản phẩm.

Để thổ cẩm thành sản phẩm du lịch đặc sắc

Từ năm 2016,  khi khu du lịch sinh thái thác Ma Hao (bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) và khu du lịch tâm linh Chùa Mèo được đầu tư phát triển, thì các sản phẩm du lịch của địa phương hầu như là không đủ để cung cấp phục vụ cho du khách. Và sản phẩm của các nhóm dệt thổ cẩm bản Chiềng Khạt đã bắt đầu tìm được đầu ra và không còn bế tắc như trước. Hiện nay, nhờ kết hợp với doanh nghiệp nên nhóm dệt thổ cẩm này đã thật sự hồi sinh. Bà Lê Thị Tiền cho biết: “Từ khi nhóm hoạt động bên doanh nghiệp đặt hàng đến đâu là giới thiệu, quảng bá để tiêu thụ hết sản phẩm,  từ đó một số mặt hàng chủ lực như váy, khăn, áo, tấm đắp, túi… được bán với giá khá cao, đủ cho chị em trang trải và tái đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, để đưa các sản phẩm dệt phục vụ cho hoạt động du lịch trong huyện vẫn còn là bài toán lâu dài”.

{keywords}
Để có được những tấm thổ cẩm ưng ý phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỷ mỉ, cần cù trong từng chi tiết. Ảnh: Thu Hiền

Bà Lê Thị Tiền và những nghệ nhân mong muốn của nhóm dệt là cần được đầu tư, mở rộng qui mô, có không gian trưng bày sản phẩm, tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách tham quan, trải nghiệm và mua sắm. có như vậy hoạt động sản xuất, trình diễn và mua bán thổ cẩm mới trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của cộng đồng.

Bà Lê Thị Vân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đồng Lương cho hay, để tiếp tục đưa vốn văn hóa thổ cẩm đến với khách hàng, ngoài nỗ lực của nghệ nhân, rất cần sự tiếp sức của các cấp, ngành chức năng, bởi các sản phẩm dệt không tự thân đến được với khách hàng, mà cần sự vào cuộc từ nhiều phía: Nhà nước, cộng đồng và doanh nghiệp. Một khi mối liên kết ấy thật sự bền chặt và có trách nhiệm thì thổ cẩm ở đây chắc chắn phát triển, trở thành sinh kế bền vững cho bà con dân tộc.

Thu Hiền

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !