Bồi dưỡng tình yêu biển đảo thông qua những bài học Địa lý

Tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo trong các trường học là nhiệm vụ luôn được chú trọng tại các cơ sở giáo dục hiện nay.

Mỗi trường học đều có những cách làm hay, sáng tạo nhằm tạo sự hứng thú, thu hút học sinh tham gia tìm hiểu, qua đó giúp các em nâng cao nhận thức, tình yêu biển đảo quê hương và nhắc nhở thế hệ trẻ luôn ghi nhớ về phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. 

Theo thầy giáo Vũ Hoàng Sơn – Giáo viên trường Tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh, Tp.HCM) thì việc giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh có thể thực hiện đan xen, lồng ghép trong môn Địa lý, khoa học, tìm hiểu về thiên nhiên, đất nước.

Thực tế hiện nay, đa số học sinh phổ thông đều còn thiếu kiến thức về biển đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam. Với số lượng bài học về biển đảo còn hạn chế trong chương trình Địa lí chưa thể giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và hiểu biết cụ thể về các vấn đề biển đảo Việt Nam. Mặt khác, các bài học này chỉ nêu vài nét khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở vùng biển.

Vì thế, theo thầy Sơn, trong quá trình dạy, người giáo viên có thể cho học sinh xem những video, clip về biển và lãnh thổ của Việt Nam hay giới thiệu về thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam để học sinh có những định hình cơ bản về chủ quyền, về lãnh thổ của đất nước…

{keywords}
Ảnh minh họa

“Giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà, đến lớp sẽ làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ cử đại diện thuyết trình, nhóm còn lại sẽ nhận xét, bổ sung. Cách làm này vừa giúp học sinh ghi nhớ nhanh lại luyện để khả năng tự tin trình bày trước đám đông”, thầy Sơn nói.

Tuy nhiên, một sự thực là hiện nay nhiều giáo viên các môn học khác cũng mơ hồ về vùng biển chủ quyền của đất nước, khi được hỏi thì ai cũng nhằm vào giáo viên Địa lí chứ không biết chính xác diện tích, vị trí địa lí, giới hạn chủ quyền, các nguồn tài nguyên, tiềm năng và lợi thế biển đảo của chúng ta như thế nào.

Sự nhận thức còn hạn chế như vậy chủ yếu là do công tác tuyên truyền của chúng ta chưa thật sự sâu rộng trong mỗi nhà trường.

Theo thầy Sơn trong chương trình giáo dục phổ thông mới cần bổ sung các bài học về vị trí địa lí, giới hạn vùng biển Việt Nam. Các bài học tìm hiểu tự nhiên, tài nguyên các vùng đảo. Giới thiệu cảnh quan tự nhiên, lịch sử phát triển lãnh thổ và truyền thống văn hóa, lịch sử của các vùng đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Các cứ liệu lịch sử về chủ quyền vùng biển đảo nước ta…

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cũng cần ổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức các hội thi: thi đố vui để học, thi văn nghệ hát về biển đảo, thi vẽ tranh với chủ đề Biển đảo, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về biển đảo theo hình thức viết, thi kể chuyện, hùng biện với chủ đề biển đảo,… nhằm tạo sân chơi sôi nổi, hấp dẫn và lôi cuốn đa số học sinh toàn trường tham gia.

Việc tổ chức tập huấn về kiến thức biển đảo cho toàn bộ giáo viên một cách đại trà, đây là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam sâu rộng và cụ thể đến mỗi đối tượng học sinh trong mỗi vùng miền khác nhau.

Mỗi địa phương, đặc biệt là các tỉnh thành giáp biển đều chú trọng việc tuyên truyền thành tựu khoa học, kỹ thuật với việc nhấn mạnh vai trò của kinh tế biển. Tuyên truyền, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế biển hiệu quả.

Ngoài ra, cũng cần tăng cường lồng ghép các nội dung về chủ quyền biển Việt Nam, giới thiệu các vùng đảo, quần đảo. Giới thiệu các nguồn tài nguyên và bảo vệ bền vững tài nguyên biển cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội hướng về biển Việt Nam thông qua các môn học Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn,… trong chương trình chính khóa.

Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống phần mềm học tập về biển đảo, chủ quyền biển đảo, các Công ước Liên hiệp Quốc về biển đảo, luật biển Việt Nam,… Tăng cường in ấn các ấn phẩm, xuất bản nhiều sách viết và giới thiệu về biển đảo Việt Nam. Mở các trung tâm triển lãm tranh ảnh về biển đảo. Giới thiệu các bộ phim, video, phóng sự về biển đảo Việt Nam.

Hoàng Thanh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !