Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016 kết thúc nhiệm vụ tại Việt Nam

Sáng 28/7, Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016 (PP16) đã rời Đà Nẵng sau khi hoàn thành hai tuần huấn luyện ứng phó thiên tai, trao đổi chuyên môn, các hoạt động hợp tác về y tế, sửa chữa, xây dựng và các sự kiện quan hệ cộng đồng.

PP16 đánh dấu lần thứ 7 Chương trình này đến Việt Nam trong vòng 11 năm qua và là lần đầu tiên 3 tàu USNS Mercy (T-AH 19), tàu Nhật Shimokita (LST 4002) và tàu Khánh Hòa của Hải quân Nhân dân Việt Nam (K-123) cùng tham gia Chương trình tại Đà Nẵng. Đây cũng là lần đầu tiên, tàu Khánh Hòa chủ trì các hoạt động hợp tác y tế về nha khoa và phẫu thuật cùng các nhân viên y tế khác của Chương trình Đối tác Thái Bình Dương.

Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2016 kết thúc nhiệm vụ tại Việt Nam - ảnh 1

TàuUSNS Mercy (T-AH 19) của Hải quân Hoa Kỳ đã hoàn thành PP16 tại Đà Nẵng (Ảnh: HC)

“Với việc hoàn thành hàng chục hoạt động y tế phức tạp, PP16 đã thành công vang dội nhờ kế hoạch chặt chẽ và việc triển khai một cách chuyên nghiệp các hoạt động y tế với kỹ thuật tầm cỡ thế giới từ các đồng nghiệp Việt Nam của chúng tôi” - Đại tá Peter Roberts, Chỉ huy bộ phận y tế tàu USNS Mercy (T-AH 19) nói tại lễ tiễn tàu sáng 28/7.

Ông nhấn mạnh thêm: “Các nhóm Việt Nam và Mercy đã phối hợp đạt được những bước tiến đáng kể trong hiểu biết lẫn nhau và chữa trị các bệnh nhân bỏng, đau cột sống và chỉnh hình. Các y bác sĩ với tay nghề cao trên tàu Khánh Hòa đã thực hiện chăm sóc nha khoa, phẫu thuật và y tế trong môi trường trên tàu, trong khi đó các bác sĩ của chúng tôi tìm hiểu làm thế nào để kết hợp các kỹ năng của họ một cách nhanh chóng nếu cần thiết!”.

Trong chuyến cập cảng Đà Nẵng lần này, PP16 đã cùng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn Việt Nam đồng chủ trì hội thảo về cứu trợ thảm họa, bao gồm các nội dung: tổ chức quản lý thảm họa, vận dụng dấu hiệu cảnh báo sớm và hệ thống chỉ huy sự cố, các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn trong cứu trợ thảm họa. Hội thảo kết thúc với hoạt động diễn tập tìm kiếm và cứu hộ trên sông Hàn và trên tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) - tàu chỉ huy của PP16.

Bốn dự án sửa chữa, xây dựng cũng đã được các thành viên Việt Nam và Nhật Bản, các kỹ sư Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ hoàn thành tại trường tiểu học Hòa Phú, trạm y tế Chính Gián, trường mầm non Rạng Đông và trường chuyên biệt Tương Lai. Các thành viên PP16 từ tàu Mercy và Shimokita đã cùng sơn sửa trường Tương Lai trong dự án quan hệ cộng đồng.

Trong thời gian PP16 diễn ra tại Đà Nẵng, 9 thành viên của Ban nhạc Hạm đội Thái Bình Dương cũng đã biểu diễn ở các trường học và có đêm trình diễn công cộng tại sân khấu “Âm nhạc đường phố” trên đường Bạch Đằng và Công viên Biển Đông.

“Đây là cơ hội để chúng tôi tiếp cận với người dân Việt Nam bằng một cách vượt qua cả ngôn ngữ và văn hóa. Khán giả ở buổi diễn trên đường Bạch Đằng tham gia rất nhiệt tình và rất hứng thú gặp gỡ chúng tôi. Đây là phần thưởng lớn nhất đối với chúng tôi, được tiếp xúc, giao lưu với người dân Đà Nẵng” - Nhạc trưởng Ian Charleton, phụ trách Ban nhạc Hạm đội Thái Bình Dương cho biết.

Trong khi đó, Đại tá Takeshi Okada, Chỉ huy Đội tàu số 1, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, bày tỏ: “Chúng tôi thực sự tin tưởng rằng sự hợp tác giữa các bên tham gia PP16 đã giúp nâng cao năng lực, thúc đẩy hợp tác khu vực và đẩy mạnh hợp tác đa phương với người dân Việt Nam. Sau khi rời Đà Nẵng, Nhật Bản sẽ dẫn đầu một phái đoàn tại Cộng hòa Palau. Tại đây. chúng tôi cũng sẽ tham gia các hoạt động trao đổi y tế, các dự án kỹ sư và giao lưu văn hóa với các đối tác ở Palau”.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius, sau khi tham gia các sự kiện tại Đà Nẵng cũng cho biết “Tôi đã chứng kiến các kết quả trong hai tuần qua, từ sự phối hợp nhịp nhàng của buổi diễn tập tìm kiếm và cứu nạn cho đến hoạt động sửa chữa, nâng cấp ở các địa điểm trên khắp Đà Nẵng. Tôi tin tưởng rằng dù đó là việc nâng cấp một trường học, triển khai các dịch vụ y tế cần thiết, hay thảo luận về ứng phó thiên tai, chúng ta đã cùng nhau xây dựng niềm tin và các mối quan hệ nền tảng vì sự hợp tác thực sự hiệu quả, có lợi cho người dân Việt Nam.”

Được biết, PP16 tập trung đẩy mạnh các mối quan hệ và khả năng tương tác đa quốc gia thông qua trao đổi kiến thức, tập huấn hợp tác, nhằm đảo bảo các quốc gia đối tác được chuẩn bị để ứng phó một cách hiệu quả và toàn diện khi xảy ra thảm họa.

HẢI CHÂU

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !