Chứng kiến xúc động của phóng viên VTV trong những ngày Bạch Mai phong tỏa

Nữ điều dưỡng vừa sinh con mấy tháng, ngày nào cũng phải vắt sữa bỏ đi chờ ngày hết phong tỏa về nhà vẫn còn sữa cho con bú, một lễ sinh nhật tuổi 18 của bệnh nhân được bác sĩ tổ chức vô cùng xúc động...

"Mẹ ơi, con được vào Bệnh viện Bạch Mai rồi!" Đó là câu nói duy nhất khi nữ phóng viên trẻ gọi về cho mẹ thông báo cô được Bệnh viện Bạch Mai đồng ý cho vào tác nghiệp phản ánh tình hình dịch bệnh khi bệnh viện phong toả "nội bất xuất, ngoại bất nhập" để phòng dịch.

Phan Ý Linh là nữ phóng viên của kênh VTV7, Đài truyền hình Việt Nam là một trong những phóng viên tham gia tác nghiệp trong bệnh viện Bạch Mai những ngày bệnh viện bị phong toả. Với Linh đó thực sự là một trải nghiệm về nghề không thể nào quên sau 14 ngày ăn, ngủ tại bệnh viện.

{keywords}
Nữ phóng viên Phan Ý Linh của kênh truyền hình VTV7

Ý Linh kể, ngày hôm đó, khi cả ekip của cô đang ghi hình tại Cửa khẩu Nội Bài, thì biên tập viên Bích Ngọc đã cho cô xem một đoạn clip trong chương trình Cafe Sáng của VTV3.

Trong video đó, Giáo sư TS BS Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc bệnh viện Bạch Mai đang chia sẻ về việc bệnh viện Bạch Mai bị phong toả, nhưng nhân viên bệnh viện không một ai xin nghỉ, thậm chí người nào cũng xung phong vào tuyến đầu chống dịch.

Trong khuôn hình, sau lưng GS Tuấn là hình ảnh bệnh viện dã chiến mới được dựng lên để chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất có thể xảy ra tại bệnh viện Bạch Mai. Khi nghe những lời GS Tuấn nhấn mạnh, “các y bác sỹ và nhân viên y tế của bệnh viện Bạch Mai không phải là nguồn lây”, “bệnh viện Bạch Mai không phải là ổ dịch” đã lay động trái tim của cô nhà báo trẻ.

Thế nhưng bệnh viện lúc đó đang bị phong toả, đâu có thể nói vào là có thể vào ngay là được! Linh nghĩ, có lẽ cách duy nhất và nhanh nhất là liên hệ trực tiếp với GS Tuấn.

Ngay lập tức, tôi và đồng nghiệp bắt đầu tìm số của GS Tuấn. Và khi đã có số điện thoại của GS Tuấn, vì quá nóng lòng với mong muốn vào trong bệnh viện nên không thể chờ đợi thêm được và tôi gọi ngay cho GS Tuấn", Ý Linh nhớ lại.

PV Ý Linh cho biết, thật may mắn vì khoảng 1 tiếng sau, GS Tuấn gọi điện lại và hỏi: “Bao giờ ekip có thể vào?”. “Tôi vui quá và sợ SG Tuấn đổi ý nên nói luôn: Chúng cháu vào ngay! Tuy nhiên, khi ấy trời đã tối, nên GS Tuấn hẹn gặp đoàn vào sáng ngày hôm sau", Ý Linh kể.

Lúc đó, toàn bộ ekip của Ý Linh chỉ có một buổi tối để chuẩn bị tư trang, cũng như chia tay với gia đình, vì họ đều hiểu rằng, vào bệnh viện Bạch Mai tức là sẽ phải thực hiện việc cách ly theo quy định của bệnh viện, nhất là việc phải sẵn sàng đối mặt với nguy cơ nhiễm Covid. 

Khi đó, trong ekip vào bệnh viên Bạch Mai có vợ của kỹ thuật viên Nguyễn Quang Việt vừa mới sinh con được 3 ngày, vợ của quay phim Huỳnh Sỹ Cường cũng vừa biết tin mang thai đôi… Tuy nhiên, ai cũng chủ động thu xếp để sẵn sàng.

Linh nhớ cuộc gọi điện thoại về cho mẹ. Cô rất vui và chỉ thông báo với mẹ mình rằng: “Mẹ ơi con được vào Bệnh viện Bạch Mai rồi”. Nghe xong mẹ Linh không biết nên vui hay buồn vì lúc đó bà nghe thông tin về bệnh viện Bạch Mai cũng thấy sợ. Còn Linh, cô chỉ thấy hồi hộp, vui mừng. 

Sáng ngày hôm sau, ekip của Linh đã có mặt trước cổng bệnh viện Bạch Mai, nhìn cảnh tượng nháo nhác và căng thẳng của những người trong viện, rồi những chiếc xe tiếp tế nhu yếu phẩm lẳng lặng đi vào, đến nỗi âu lo của lực lượng bảo vệ, dân phòng, lực lượng công an khi thực hiện lệnh phong tỏa bảo đảm “nội bất xuất, ngoại bất nhập” tại Bạch Mai.... khiến cô và ekip không bao giờ quên.

{keywords}
PV tác nghiệp trong bệnh viện Bạch Mai lúc bệnh viện bị phong tỏa

“Trước sự canh gác vô cùng chặt chẽ từ vùng đệm, tôi đã rất hoang mang, không biết được đằng sau hàng rào kia sẽ có điều gì nguy hiểm và đáng sợ đến vậy đang chờ đợi mình. Nhưng rồi ekip cũng phải bước qua hàng rào để tiến vào bên trong. Ai cũng xác định cho mình rằng sẽ ở đây và đồng hành cho tới khi bệnh viện được gỡ bỏ phong toả.

Đó là những ấn tượng đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ không lâu sau đó, khi đã thật sự ở bên trong bệnh viện, được trực tiếp trò chuyện và quan sát những gì Ban giám đốc cùng với các bác sỹ, nhân viên y tế của bệnh viện đang thực hiện thì tôi và các cộng sự của mình cảm nhận được sự an toàn và tin tưởng tuyệt đối.

Khác với những lo lắng bên ngoài hàng rào, bên trong Bạch Mai là một sự tĩnh lặng và bình tĩnh vô cùng”, Ý Linh chia sẻ.

Theo nhìn nhận của Ý Linh, Ban lãnh đạo cùng đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai đang rất kiên nhẫn với những thông tin bất lợi về bệnh viện. Tuy nhiên, họ đã không giải thích mà chỉ tập trung chữa trị cho những ca bệnh nặng. 

“Khi bước chân vào bệnh viện, tôi hiểu rằng, một hình ảnh, một lời nói mình đưa ra sẽ ảnh hưởng tới một con người, một tập thể như thế nào. Không chỉ ghi lại những hình ảnh chân thực mà những thông tin mình nói ra cũng phải thật chính xác”, Linh chia sẻ.

Những ngày tác nghiệp ở Bệnh viện Bạch Mai, Linh được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động của các y bác sỹ tại đây.

{keywords}
 

Câu chuyện tại khoa Thận nhân tạo là một trong những câu chuyện cảm động. Đây là khoa duy nhất phải duy trì hoạt động trong những ngày bệnh viện bị phong toả, bởi đặc thù của bệnh nhân chạy thận là không thể dừng lọc máu dù chỉ 1 ngày. Việc bố trí làm sao để đưa đón bệnh nhân vào bệnh viện chạy thận, cùng lúc vẫn phải đảm bảo được vấn đề dịch tễ là một bài toán khó mà BGĐ bệnh viện Bạch Mai cùng các y bác sỹ khoa Thận nhân tạo phải giải.

Linh nhớ lại, “cứ 5h30 sáng là chúng tôi lại nhìn thấy TS Nguyễn Hữu Dũng – Trưởng khoa có mặt ở cổng bệnh viện để đón bệnh nhân của mình, hết ca này tới ca khác. Mưa thì TS Dũng che mưa, nắng thì có dù che nắng cho bệnh nhân của mình”.

Hay mỗi khi ekip của Linh đi tìm TS Dương Đức Hùng – PGĐ Bệnh viện để trao đổi thì TS Hùng luôn trong tình trạng vừa đi vừa nói, rất ít khi nào thấy anh ngồi một chỗ, anh luôn đi lại qua nhiều khoa phòng trong bệnh viện để quan tâm tới đời sống, cũng như nhu cầu của các y, bác sỹ, nhân viên y tế trong bệnh viện thời điểm bệnh viện bị phong toả. Và cùng lúc này, mẹ đẻ của TS Hùng cũng đang nằm điều trị trong viện, do đặc tính công việc mà anh đã chủ động không vào thăm bà.

Câu chuyện khiến Linh cảm động nhất khi nhớ lại là câu chuyện của điều dưỡng Nhâm ở khoa Thận nhân tạo. Khi bệnh viện Bạch Mai bị phong toả, điều dưỡng Nhâm ở lại trong bệnh viện khi con chị mới chỉ có vài tháng tuổi và vẫn đang còn bú mẹ. Ngày nào chị cũng vắt sữa đúng giờ nhưng không phải để gửi cho con vì lúc đó không thể đưa một thứ gì từ trong bệnh viện ra ngoài. Những túi sữa căng đầy, vắt xong lại phải bỏ đi. Nhưng chị vẫn kiên trì vì đó là việc chị làm để nuôi hy vọng, rằng tới ngày bệnh viện được gỡ bỏ phong toả thì chị vẫn còn sữa để về nhà cho con bú.

{keywords}
Thời điểm phong tỏa vì dịch bệnh, các y bác sĩ của khoa Hồi sức tích cực tổ chức sinh nhật chu đáo cho bệnh nhân

Còn ở khoa Hồi sức tích cực, đúng thời điểm cách li căng thẳng nhất, các bác sỹ tại khoa cũng đã chu đáo lo liệu được một chiếc bánh sinh nhật để mừng bệnh nhân Huyền My – một bệnh nhân nặng bị suy đa tạng vào ngày em tròn 18 tuổi. Khi đó, bên cạnh em chỉ có các bác sỹ và nhân viên y tế bệnh viện vì mẹ em cũng đã được đưa đi khu cách li dành cho người nhà.

Chứng kiến khoảng thời gian lịch sử trong Bệnh viện Bạch Mai, Linh chia sẻ “chúng ta không thể thay đổi được hoàn cảnh, nhưng chúng ta có thể thay đổi cách đối diện với nó. Và câu chuyện của bệnh viện Bạch Mai trong những ngày bị phong toả đã mang tới cho tôi những trải nhiệm về tình người sâu sắc nhất trong những giây phút căng go nhất.” Và trải nghiệm nghề báo những ngày tác nghiệp trong Bệnh viện Bạch Mai cũng sẽ là trải nghiệm khó quên với bất cứ phóng viên nào.

Khánh Chi

Nỗi buồn nhà báo điều tra sau mỗi trang viết

Nỗi buồn nhà báo điều tra sau mỗi trang viết

Là tác giả/đồng tác giả của nhiều tuyến phóng sự công phu và ít nhiều có sức lan tỏa trong cộng đồng, nhà báo Nguyễn Hoàng Long (bút danh Long Nguyễn, Báo Lao động) đã dành cho VietNamNet những phút trải lòng về hành trình tròn 10 năm cầm bút.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !