Chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ sản phẩm có thành phần địa long phòng, chống Covid- 19

Đến thời điểm hiện nay, Bộ Y tế chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ sản phẩm nào có thành phần địa long để hỗ trợ phòng, chống Covid-19

{keywords}
Ảnh chụp màn hình fanpage Angela Phương Trinh quảng cáo địa long chữa Covid-19 


Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 do biến chủng Delta gây ra đang diễn biến rất phức tạp ở nước ta hiện nay. Lợi dụng tâm lý người dân về việc tìm kiếm các sản phẩm có tác dụng phòng, chống Covid-19.

Một số cá nhân sử dụng mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, chia sẻ những thông tin không chính xác, không có căn cứ khoa học, chưa được kiểm chứng về tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19 của dược liệu địa long trong thời gian qua.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Bộ Y tế chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ sản phẩm nào có thành phần Địa long có tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19, cũng chưa nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị Covid-19 của Địa long.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả Bộ Y tế khuyến cáo người dân không tự ý mua, sử dụng dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu theo lời quảng cáo trên mạng xã hội khi thông tin chưa được kiểm chứng và chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, để tránh tiền mất tật mang.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ, con giun, tên gọi mỹ miều là địa long. Đây là loài thuộc ngành giun đốt, vốn sống ở nơi ẩm ướt. Thức ăn chính của nó là chất thải của trâu bò lợn gà kèm lá cây thối rụng.

Về mặt sinh học, nó là 1 mắt xích quan trọng giúp đất đai tơi xốp. Nơi nào có giun là nơi ấy cây cối tốt tươi. Như vậy, có thể thấy giun có tác dụng rất tốt với cây cối và đất đai.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Hùng, nó khác với người. "Nhiều người lý luận giun tốt cho cây cối đất đai như vậy nên sử dụng vào người cũng sẽ tươi tốt và có tác dụng. Vì thế mọi người đừng đưa lý luận này ra để so sánh", Bs Hùng nói.

Còn về mặt sinh vật, với môi trường sống và thức ăn ở trong môi trường như vậy, đường ruột của giun sẽ chứa đầy vi khuẩn và ký sinh trùng. Đặc biệt là vi khuẩn E.coli O157 gây bệnh, và nhiễm vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn nổi tiếng. Ngoài ra còn có vi khuẩn E.Coli O157, đây là loại gây nhiễm khuẩn huyết tan máu ồ ạt đến chết.

"Thực sự khi thấy nhiều người xúi trẻ con nuốt giun sống mà bản thân tôi rợn hết cả người. Bổ béo chưa thấy đâu, chỉ thấy đầy nguy cơ nhiễm bệnh, chưa kể sán lúc nhúc ký sinh trong đường ruột của giun nữa", Bs Hùng bức xúc.

Bác sĩ Hùng cũng chia sẻ thêm, qua tìm hiểu của các thầy thuốc thì được biết, giun cũng chỉ là 1 vị thuốc đông y có nhiều protein. Chúng được dùng trong 1 vài bệnh/chứng trong đông y. Tuy nhiên, giun đất không phải thần dược, nó rất bẩn và càng không có tác dụng chữa Covid-19 như lời đồn thổi. 

Theo Dược điển Việt Nam V thì dược liệu Địa long (tên khác: Giun đất) là toàn thân đã phơi hay sấy khô của con Giun [Pheretima aspergillum (E. Perrier), Pheretima vulgaris.Chen., Pheretima gitillelmi (Michaelsen), hay Pheretima pectinifera họ Cự dẫn (Megascolecidae).

Loại đầu tiên là Quảng địa long, 3 loại còn lại là Hồ địa long. Cách chế biến: Loài Quảng địa long được thu hoạch từ mùa xuân đến mùa thu. Hồ địa long được thu hoạch vào mùa hạ. Dùng lá Nghể răm ngâm nước, đổ lên mặt đất, bắt lấy giun đất bò lên. Loại bỏ những con giun đất có bệnh. Làm sạch nhớt. Kẹp thẳng giun đất vào que nứa, mổ bụng ngay lập tức, moi bỏ phủ tạng và đất, lau sạch, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Địa long có vị mặn, tính hàn. Quy vào các kinh can, tỳ, phế, bàng quang.

Công năng thanh nhiệt, trấn kinh, thông kinh lạc, bình suyễn, lợi niệu.

Chủ trị: Sốt cao bất tỉnh, kinh giản co quắp, đau khớp, chân tay tê bại, bán thân bất toại, trúng phong ho suyễn do phế nhiệt, phù thũng, tiểu ít, cao huyết áp.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4,5 - 9 g, dạng bột. Thường phối hợp trong các bài thuốc.

N. Huyền 

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Đang cập nhật dữ liệu !