Chủ tịch Hội Khuyến học Tiền Giang: "Không để học sinh nào phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn"

Đến nay, toàn tỉnh Tiền Giang có 362.454 “Gia đình học tập”, 477 “Dòng họ học tập”, 987 “Cộng đồng học tập ấp và xã”, 942 “Đơn vị học tập”.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, các cấp Hội Khuyến học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều cuộc tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tạo nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến học, khuyến tài, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn tiếp tục đến trường.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, các cấp Hội Khuyến học của tỉnh đã vận động trên 18 tỷ đồng. Trong đó, các cấp Hội đã phối hợp các đơn vị hỗ trợ duy trì thực hiện nhiều chương trình trao học bổng, như: “Nâng bước đến trường”, “Tiếp sức đến trường”, “Mái ấm khuyến học” cho học sinh nghèo hiếu học; tổ chức các chương trình trao thiết bị học trực tuyến, thăm hỏi học sinh, sinh viên có người thân mất vì Covid-19…

Trong 5 năm qua, toàn tỉnh Tiền Giang huy động được trên 233 tỷ đồng; trong đó, cấp tỉnh vận động 59 tỷ đồng, cấp huyện và cơ sở là 174 tỷ đồng. Từ nguồn vận động được, các cấp Hội Khuyến học tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với các ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân, nhà tài trợ tổ chức nhiều chương trình trao hàng ngàn suất học bổng; xây tặng 120 “Mái ấm khuyến học”; hỗ trợ, tặng quà và khen thưởng cho các giáo viên, sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…

{keywords}
Ảnh minh họa

Đến nay, toàn tỉnh Tiền Giang có 362.454 “Gia đình học tập”, 477 “Dòng họ học tập”, 987 “Cộng đồng học tập ấp và xã”, 942 “Đơn vị học tập”. Các cấp Hội đã kết nạp hơn 66.700 hội viên mới, nâng tổng số toàn tình hiện có 465.210 hội viên, chiếm 26,75% dân số toàn tỉnh.

Dưới tác động của dịch Covid-19, tuy còn nhiều khó khăn nhưng các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh đã có nhiều cố gắng vận động nguồn tài trợ khuyến học, khuyến tài.

Theo Hội Khuyến học tỉnh, để đạt được những kết quả trong công tác khuyến học, khuyến tài, trước hết là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, các cấp ủy, chính quyền; sự hỗ trợ, giúp đỡ của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, ban, ngành và địa phương; sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực khắc phục khó khăn của các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh và toàn thể hội viên.

Trong nhiệm kỳ 5 năm tới, để hoạt động khuyến học, khuyến tài thật sự đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh Đồng Thị Bạch Tuyết cho biết, các cấp Hội Khuyến học trong tỉnh sẽ tập trung triển khai những nhiệm vụ cụ thể:

Thứ nhất, các cấp Hội chú trọng nâng chất tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Công tác tuyên truyền phải làm cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ và hội viên Hội Khuyến học có nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; từ đó tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.

Thứ hai, các cấp Hội tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền quan tâm đến việc tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức, công tác cán bộ, nhất là ở cấp cơ sở, chú ý Chi hội Khuyến học ấp, khu phố; Ban Khuyến học cơ quan, đơn vị, trường học. Phấn đấu trong nhiệm kỳ có từ 80% - 90% ấp, khu phố, cơ quan, đơn vị, trường học có tổ chức Hội Khuyến học và 50% trong số này hoạt động có hiệu quả.

Thứ ba, các cấp Hội tham mưu UBND cùng cấp có kế hoạch chỉ đạo tiếp tục nhân rộng kết quả xây dựng các mô hình học tập giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 142 ngày 30-6-2014 của UBND tỉnh Tiền Giang. Trong thời gian tới cần lưu ý, gắn tiêu chí xây dựng các mô hình học tập với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp Ủy ban MTTQ, tranh thủ sự tham gia, hỗ trợ của các ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội có liên quan.

Cuối cùng, với nhiệm vụ quan trọng là vận động các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và toàn xã hội chung tay góp sức xây dựng nguồn khuyến học, khuyến tài giúp đỡ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học được tiếp tục đến trường học tập, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Đồng Thị Bạch Tuyết chia sẻ: “Dù chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng những người làm công tác khuyến học sẽ phấn đấu, nỗ lực, tất cả vì đàn em học sinh thân yêu; không để bất cứ học sinh nào phải bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh khó khăn”.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !