Chợ đầu mối, siêu thị đóng cửa, cần mở ngay điểm bán hàng công cộng?

Sau sự việc loạt nhân viên giao hàng công ty Thanh Nga dương tính Covid-19, loạt siêu thị đóng cửa, chợ đầu mối Long Biên cũng đóng cửa, người dân lại đổ ra đi chợ dân sinh khiến khó kiểm soát việc tuân thủ 5K những ngày gần đây

{keywords}
Cảnh người dân tập trung chờ mua thưc phẩm tại chợ Linh Lang (Cống Vị, Ba Đình) sáng 3/8.

Có nên mở điểm bán hàng nơi công cộng để giãn cách?

Chị Mỹ Dung nhà gần chợ tạm Ngọc Khánh (Ba Đình) phản ánh, từ ngày thực hiện Chỉ thị 17, các gian bên trong chợ để trống nhưng cho phép bán tại các nhà có cửa hàng ở bên ngoài chợ tạm. Những người trước đây bán hàng trong chợ nay phải thuê gian hàng bên ngoài. Hôm nay, nhiều người bán hàng thuộc vùng giãn cách nghỉ bán, chỉ còn một vài cửa hàng mở cửa. Người đi chợ xúm lại, tranh nhau mua, không ai để ý việc phải giãn cách. Điều này khiến chị rất lo ngại.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 phải tổ chức các địa điểm phân phối hàng hóa ở ngoài không gian mở. Mà không gian mở như chợ dân sinh có ưu điểm thông thoáng, phòng dịch tốt nếu chính quyền sở tại quản lý tốt việc thực hiện giãn cách, kẻ vạch, tấm ngăn... Và tốt hơn nữa thì tiến hành xét nghiệm cho những người bán hàng thường xuyên.

Một vấn đề khác chị Dung đề cập là nếu những người cung cấp thực phẩm từ ngoại thành không qua được các chốt để mang thịt lợn, thịt gà, đưa trứng, rau vào nội thành thì tiểu thương lại phụ thuộc vào những đơn vị cung cấp thực phẩm như Công ty Thanh Nga.

"Do vậy, nếu các chợ, siêu thị đóng cửa trong khi chưa có ngay các điểm bán hàng thay thế thì sẽ khó đảm bảo giãn cách phòng bệnh, có thể gây thiếu hụt thực phẩm và lo lắng cho người dân", chị Dung bày tỏ.

Anh Hải (phường Cống Vị, Ba Đình) thì chia sẻ “Đi siêu thị thì Lotte, Vinmart gần nhà đều được thông báo có liên quan đến Công ty thực phẩm Thanh Nga - nơi có rất nhiều nhân viên đã nhiễm SARS-CoV-2. Ngày 3/8, tôi buộc phải ra chợ dân sinh Linh Lang ở gần nhà để mua đồ ăn. Chợ nhỏ, ẩm thấp, chật chội, trong khi chỉ những quầy hàng bên trong mới được bán.

Hàng ít, nhu cầu mua nhiều, dù phải có phiếu đi chợ thì việc tuân thủ giãn cách gần như không thể triệt để. 

"Trong khi ngay sát chợ Linh Lang có một vườn hoa khá thoáng, rộng, sạch sẽ, sao phường không giãn bớt các quầy hàng ra đó cho đỡ tập trung đông người?

Hai phương án hạn chế tập trung đông người

Trao đổi với phóng viên Infonet về những băn khoăn này của người dân, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, việc phát phiếu đi chợ mà Hà Nội đang triển khai là cách để hạn chế tập trung đông người, giảm nguy cơ lây bệnh từ các chợ.

"Trên thực tế, Hà Nội cũng đã ghi nhận nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2 tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, thậm chí cả trong siêu thị. Do đó, nguyên tắc để không lây bệnh, mỗi chợ phải tuân thủ tuyệt đối 5K, nếu không tuân thủ thì chính quyền phải xử phạt, thậm chí phải đóng cửa”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nhấn mạnh.

Giải pháp để hạn chế việc tập trung đông người tại các chợ dân sinh hiện nay, theo ông Phu có hai phương án.

Thứ nhất là rút bớt số lần đi chợ của người dân (hiện 2 ngày/lần hơi nhiều) chỉ nên 2 lần/tuần.

Giải pháp thứ hai mà PGS.TS Trần Đắc Phu đề cập là nên bố trí thêm các chợ dân sinh có tổ chức, thực hiện đúng 5K ở ngoài đường, nơi không có người đi lại hay các khu công cộng… đảm bảo thông thoáng.

“Tại đây, cả người mua và người bán đều phải tuân thủ 5K, các quầy hàng nên làm tấm chắn (có thể kính, có thể bằng nilon), quy định khoảng cách đứng mua để đám bảo cách xa giữa người mua với người bán, giữa những người mua với nhau.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, việc thực hiện bán hàng không chạm là biện pháp tối ưu nhằm hạn chế lây nhiễm bệnh.

Theo đó, mỗi quầy nên đặt bàn ở phía trước, người bán lấy đồ theo nhu cầu của người mua rồi để lên đó, người mua cũng để tiền vào hộp đặt ở bàn.

Người bán hàng nên đi găng tay, theo tôi cũng chỉ cần găng tay ni lon giá rẻ và thuận tiện.

Chợ cũng nên bố trí nước sát khuẩn cho người mua hàng trước khi vào chợ để có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh từ khách hàng cho người bán hàng.

Người đi chợ về không nhất thiết phải xịt thuốc sát khuẩn vào hàng hoá mà cần rửa tay sát khuẩn, tuyệt đối không đưa tay lên mũi khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ. Các sàn, sạp hàng tại chợ nên được khử khuẩn thường xuyên”, ông Phu nêu quan điểm.

Ngày 3/8/2021, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các chuỗi cung ứng.
Công văn nêu rõ, trong mấy ngày gần đây xuất hiện tình trạng lây nhiễm Covid-19 trong hệ thống phân phối tại Thành phố Hà Nội và một số địa phương, là nguy cơ rất lớn có thể làm bùng phát dịch trên diện rộng, nhất là ở những đô thị lớn, khu vực đông dân cư.
Do vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải rà soát lại các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với hệ thống chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng, siêu thị… (đặc biệt ở các khu đô thị có đông dân cư); có chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp với tình hình mới.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đảm bảo tổ chức, vận hành hệ thống chợ, siêu thị an toàn.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý, đối với các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cần chú trọng tổ chức các điểm phân phối ngoài không gian mở, đảm bảo khoảng cách tiếp xúc.

N. Huyền

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Agribank chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025, Agribank đã tài trợ 20 tỷ đồng góp phần xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Đang cập nhật dữ liệu !