Chiêu lừa đảo “con đang cấp cứu”: Thông tin về học sinh lộ lọt từ đâu?

Theo các chuyên gia, hạn chế trong nhận thức đảm bảo an toàn thông tin của phụ huynh và các trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến lộ lọt thông tin về học sinh cho đối tượng xấu tận dụng để lừa đảo.

Đầu tháng 3, trên địa bàn TP.HCM xuất hiện một số đối tượng chiếm đoạt tài sản của người dân qua thủ đoạn mạo danh là giáo viên hoặc nhân viên bệnh viện. Những kẻ lừa đảo liên hệ với các phụ huynh để báo tin học sinh, người nhà bị tai nạn, đang nhập viện cấp cứu tại bệnh viện và yêu cầu chuyển tiền nhanh đóng viện phí.

Tiếp đó, nhiều phụ huynh tại Hà Nội, Thái Nguyên, Đà Nẵng cũng nhận được cuộc gọi lừa đảo thông báo con họ đang nguy kịch trong bệnh viện và đề nghị chuyển tiền gấp để phẫu thuật. Những “thầy cô giáo tự xưng” này còn thay phiên nhau gọi điện thúc giục phụ huynh, nếu không chuyển hoặc chậm nộp thì con của họ sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 

 

Từ đầu tháng 3 đến nay, nhiều phụ huynh tại TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Thái Nguyên đã nhận được cuộc gọi của đối tượng lừa đảo thông báo con họ đang cấp cứu và yêu cầu chuyển tiền. (Ảnh minh họa: Internet) 


Theo phân tích của các chuyên gia, các đối tượng sử dụng chiêu thức đánh vào tâm lý, tình cảm của nạn nhân, hình thành trạng thái bất an, lo sợ và hoảng loạn khi phụ huynh phải nghe tin con mình đang cấp cứu.

Nhằm mục đích thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, các đối tượng thường trình bày không rõ ràng, sử dụng ngôn từ tiêu cực kích động cảm xúc như nguy kịch, bị thương nặng, có thể không qua khỏi… Điều đáng nói, các đối tượng còn thuộc lòng thông tin về trường, lớp học của con, tên giáo viên chủ nhiệm, thầy cô, hiệu trưởng khiến nhiều cha mẹ nhất thời tin tưởng.

Trao đổi VietNamNet, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Kỹ thuật Công ty cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam – NCS cho hay, có nhiều cách dẫn đến lộ lọt thông tin của học sinh, nhưng có 4 khả năng thường gặp hơn cả.

Cụ thể là: Phụ huynh, học sinh tự đưa thông tin cá nhân lên mạng; Các cơ sở đào tạo ngoài trường học như trung tâm học tiếng Anh, trung tâm thể dục thể thao… không đảm bảo an toàn thông tin, bị hacker tấn công hay nhân viên tự ý bán dữ liệu; Trường học không đảm bảo an toàn thông tin - thậm chí đưa danh sách đầy đủ tên học sinh, mã số, thông tin liên lạc của phụ huynh… lên website của trường nên ai cũng có thể tải về, một số trường không đảm bảo về an ninh thông tin nên bị hacker truy cập, lấy cắp dữ liệu; Cuối cùng là do các công ty cung cấp dịch vụ sổ liên lạc điện tử, học bạ điện tử không đảm bảo an ninh, bị hacker tấn công hoặc nhân viên bán dữ liệu ra ngoài.

Bàn về vấn đề nêu trên, trong chia sẻ tại sự kiện phát động cuộc thi online “Học sinh với An toàn thông tin 2023” vào ngày 17/3, ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh đến vấn đề nhận thức, kỹ năng bảo vệ thông tin của mọi người khi tham gia môi trường mạng: “Nếu như không có kỹ năng thì thông tin cá nhân của người dùng có thể bị lộ lọt rất nhiều. Ngay từ việc các em học sinh đăng ký tài khoản mạng xã hội, tham gia chương trình học online... đều có thể dẫn đến lộ lọt thông tin”.

Nhắc lại vụ việc 30 triệu thông tin về học sinh được rao bán trên 1 diễn đàn trực tuyến hồi tháng 7/2022, ông Tô Hồng Nam khẳng định các dữ liệu này không phải do rò rỉ từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT. Kết quả điều tra cho thấy, thông tin về học sinh bị rao bán được các đối tượng thu thập, tổng hợp từ những trang mạng xã hội và hệ thống trực tuyến.

Thực tế, chỉ cần tìm kiếm trên Google Search với từ khóa “danh sách học sinh”, hệ thống đã trả về tới hơn 215 triệu kết quả. Trong đó, có nhiều danh sách chi tiết tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, họ tên bố mẹ và số điện thoại phụ huynh được đăng tải công khai trên website của các trường học. Điều này cho thấy, ý thức về bảo vệ thông tin cá nhân còn rất hạn chế, không chỉ từ phía học sinh, phụ huynh mà cả ở nhiều trường học.

 

Ý thức bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn rất hạn chế, không chỉ từ phía học sinh, phụ huynh mà cả ở nhiều trường học. (Ảnh minh họa: Internet)


Với chiêu trò lừa đảo “con đang cấp cứu”, ông Tô Hồng Nam cho hay, ngay sau khi nắm được thông tin, Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo các trường, địa phương tuyên truyền, phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng kịp thời có cảnh báo cũng như khuyến nghị giải pháp phòng tránh.

Các chuyên gia khuyến nghị, khi nhận được cuộc gọi thông báo con bị cấp cứu trong viện, phụ huynh hết sức bình tĩnh để tiếp nhận thông tin chính xác; tuyệt đối không chuyển bất cứ số tiền nào theo yêu cầu, tìm cách liên lạc người chịu trách nhiệm trực tiếp với con mình ở trường học như giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu để xác minh thông tin. 

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu đáng ngờ về đối tượng lừa đảo mà các phụ huynh cần lưu ý như cách xưng hô khác thường ngày, không thể cung cấp thông tin cá nhân rõ ràng, thời gian gọi điện vào giờ nghỉ trưa, giữa đêm hay tan tầm… Trong trường hợp nghi ngờ đối tượng giả mạo để lừa đảo, phụ huynh cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Vân Anh

Cô gái kể kỷ niệm vượt cạn nhớ đời: Bệnh viện phát loa giữa đêm tìm cha đứa trẻ

Trước cưới 2 ngày, cô gái trẻ phát hiện mình mang thai. Đến lúc đi sinh, cô ngỡ ngàng khi bác sĩ thông báo chồng “mất tích”.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Cặp đôi bên nhau 64 năm chưa từng cãi vã nhờ bí quyết cực đơn giản

Những người thân của cặp đôi chia sẻ rằng họ chưa bao giờ chứng kiến 2 người cãi nhau hay nói chuyện không tốt về nhau.

Lý do ông bố ở Thanh Hóa chấp nhận cho con trai duy nhất đi tù

Mặc dù có thể vay mượn để trả nợ cho con trai duy nhất nhưng ông Mai Văn Lâm ở xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) chấp nhận để con đi tù, với mong muốn con làm lại cuộc đời.

Sập bẫy tình, 8X Yên Bái mất 200 triệu, phải nhập viện điều trị tâm thần

Ly thân chồng, chị Linh Lan bỗng dưng được một người đàn ông Việt sống ở Malaysia quan tâm. Sau 8 tháng bị dẫn dắt vào bẫy tình, chị mất hàng trăm triệu và phải nhập viện điều trị tâm thần.

Xôn xao tấm thiệp mời dự đám giỗ vợ cũ và ra mắt vợ mới của cụ ông 81 tuổi

Một cụ ông 81 tuổi ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) vừa khiến cộng đồng mạng xôn xao khi gửi thiệp mời đám giỗ của vợ cũ đồng thời ra mắt vợ mới.

Cô dâu được hỏi cưới bằng 10 xe rùa chở sính lễ: Mỗi ngày về nhà mẹ đẻ 10 lần

Yêu nhau 3 năm 8 tháng, chàng trai Tuyên Quang quyết định thuê 10 chiếc xe rùa, chở sính lễ đến hỏi cưới cô hàng xóm.

Khách dẫn trẻ con ngồi kín 2 bàn tiệc, mẹ chồng nàng dâu khẩu chiến ở đám cưới

Tiệc cưới của tôi chuẩn bị 30 bàn thì có đến 2 bàn trẻ con ngồi kín. Đó là con cháu của khách bên nhà chồng dẫn theo. Tôi và mẹ chồng đã cãi nhau ngay trong buổi lễ.

8X đau lòng nghe chồng nói 'tôi phải lén lút ngủ với cô'

Người phụ nữ trong chương trình Hẹn ăn trưa tự nhận vì yêu quá nhiều mà phải chịu cảnh là vợ hợp pháp nhưng không được chung sống cùng chồng. Sau 7 năm sống xa cách, cô lâm vào cảnh trầm cảm kéo dài.

Cuộc tình ngang trái và ngày đoàn tụ đầy nước mắt sau gần 30 năm

Tại phòng xét nghiệm ADN, người đàn ông ôm mặt khóc nức nở khi cầm trên tay tờ kết quả xét nghiệm. Chàng trai ngoại quốc cũng rơi nước mắt khi biết người bên cạnh là cha mình.

Đang cập nhật dữ liệu !