Chiến dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Để bảo đảm chỉ huy, điều hành chiến dịch tập trung, thống nhất, ta thành lập Bộ tư lệnh 702 được xem như là cơ quan tiền phương của bộ
Đầu năm 1971, phát hiện quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn tổ chức tiến công dọc Đường 9 nhằm cắt đứt tuyến chi viện chiến lược của ta trên tuyến đường Trường Sơn, Trung ương Đảng và Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Đường 9-Nam Lào. Chiến dịch nhằm tiêu diệt lớn quân địch, bảo vệ vững chắc tuyến hành lang vận chuyển chiến lược của ta, tạo điều kiện cho các chiến trường đẩy mạnh tiến công địch, giành thế chủ động trong mùa khô 1971-1972.

Để bảo đảm chỉ huy, điều hành chiến dịch tập trung, thống nhất, ta thành lập Bộ tư lệnh 702 được xem như là cơ quan tiền phương của bộ, có đủ quyền hạn, khả năng lãnh đạo và chỉ huy tất cả các lực lượng ở khu vực chiến dịch. Cơ quan tham mưu chiến dịch đã theo dõi chặt chẽ và dự đoán chính xác kế hoạch tác chiến 4 giai đoạn của địch, với sự yểm trợ của không quân Mỹ.

Chiến dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn - ảnh 1

Bộ đội ta tiến công tiêu diệt Tiểu đoàn 39 quân đội Sài Gòn trên đồi 500 trong Chiến dịch Đường 9-Nam Lào 1971. Ảnh tư liệu của Bảo tàng Đường 9-Quảng Trị

Triển khai chiến dịch, ta xây dựng kế hoạch tác chiến và tổ chức đội hình chiến đấu hiệp đồng binh chủng tương đương cấp quân đoàn tăng cường thành 5 bộ phận. Bộ phận tác chiến ngăn chặn, tạo thế gồm: Trung đoàn 24 (Sư đoàn 304), lực lượng tại chỗ của Đoàn 559. Bộ phận phản công trên hướng chủ yếu gồm Sư đoàn 308, Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320) và Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) và phần lớn xe tăng, pháo binh, phòng không chiến dịch. Bộ phận phản công trên hướng thứ yếu gồm: Sư đoàn 324 (thiếu), Sư đoàn 2 (thiếu). Bộ phận đánh địch phía sau gồm lực lượng tại chỗ của B5, các trung đoàn 27 và 246 (B4), Trung đoàn 2 (Sư đoàn 324), một số tiểu đoàn đặc công của bộ và Trung đoàn Pháo binh 64. Bộ phận đánh địch trên hướng phối hợp gồm Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320) và bộ phận dự bị chiến dịch gồm Sư đoàn 304 (thiếu). Ở phía tây Đường 9 có một số đơn vị bạn Lào tham gia phối hợp chiến đấu.

Với phương châm tích cực, chủ động đánh địch, từ 30-1-1971 đến 7-2-1971, khi địch đánh phá ác liệt vào các mục tiêu trên Đường 9 giáp biên giới Việt-Lào, chiếm lại Khe Sanh làm bàn đạp và nghi binh cho quân đội Sài Gòn đánh sang khu vực Đường 9-Nam Lào. Các đơn vị phía trước của ta đã chủ động chiến đấu kìm chân, tiêu hao, làm chậm bước tiến của địch, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực bộ cơ động lực lượng đánh địch trên các hướng.

Phát hiện địch sử dụng trực thăng đổ bộ đường không, nhảy cóc, sục sâu vào tung thâm đội hình chiến dịch của ta, Bộ tư lệnh 702 đã chỉ thị cho các đơn vị: Kiên quyết nhử địch vào thật sâu, chớp thời cơ giáng cho địch những đòn quyết định. Thực hiện ý định tác chiến trên, ta chỉ sử dụng bộ binh nghi binh, khiêu khích, khiến địch chủ quan, điều động hơn 600 trực thăng đổ bộ ồ ạt vào sâu… Chớp thời cơ, các trận địa pháo cao xạ, súng máy 12,7mm của Đoàn 559 đồng loạt nổ súng, bắn rơi 120 trực thăng và tiêu diệt quân đổ bộ, khiến địch hoang mang, không đạt được kế hoạch đề ra.

Bị thất bại nặng, từ ngày 8-2-1971, địch điều chỉnh chiến thuật, sử dụng bộ binh và đổ bộ đường không chiếm các điểm cao dọc Đường 9, tạo các căn cứ hỏa lực để chi viện cho bộ binh càn quét. Song, tiến đến đâu, chúng cũng vấp phải các chốt thép vững chắc, liên tục bị bộ đội ta phản đột kích, vây ép, chia cắt, phá vỡ các cụm cứ điểm, khiến chúng lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan” càng tiến càng bị sa lầy. Tận dụng thời cơ, từ ngày 15-2-1971, ta bắt đầu mở đợt phản công, tiêu diệt địch. Trên hướng chủ yếu, Trung đoàn 102 (Sư đoàn 308) diệt gọn Tiểu đoàn biệt động quân 39, chiếm điểm cao 500, khống chế đường 16B, nối đường 16A với Bản Đông. Ngày 25-2-1971, Trung đoàn 64 (Sư đoàn 304) diệt gọn Lữ đoàn dù số 3… Trên hình thái chung của chiến dịch, ta đã bẻ gãy cánh quân bảo vệ sườn Bắc, đánh thiệt hại nặng cánh Nam, vây chặt địch tại Bản Đông, không cho chúng tiến lên Sê Pôn, buộc địch phải đưa thê đội 2 vào chiến đấu, đẩy thê đội 1 tiến lên Sê Pôn, nhưng cũng bị quân ta chặn đánh, không tiến lên được…

Phát hiện địch có biểu hiện rút chạy, Bộ tư lệnh chiến dịch gấp rút điều chỉnh lại thế đứng của các sư đoàn chủ lực, tập trung tiêu diệt lực lượng của Sư đoàn bộ binh 1 của địch ở nam Đường 9; giữ vững Sê Pôn; chia cắt, bao vây và diệt địch ở các điểm cao 550, 532; cắt Đường 9 đoạn từ Lao Bảo đến Bản Đông; đột phá tiêu diệt địch ở Bản Đông. Từ ngày 12-3-1971, ta mở đợt 3 chiến dịch, Trung đoàn 102 (Sư đoàn 308) đánh thiệt hại nặng Lữ đoàn dù số 2 ra phản kích, phối hợp với Trung đoàn 24 (Sư đoàn 304) khóa chặt Đường 9; Sư đoàn 2 diệt gọn Trung đoàn 1 bộ binh (Sư đoàn 1 ngụy) khi chúng bỏ điểm cao 723 chạy về hướng Đông Bắc. Trên hướng Bản Đông, Trung đoàn 66, 64, 36 có xe tăng, pháo binh, cao xạ đột kích mãnh liệt cụm cứ điểm Bản Đông. Trước  nguy cơ bị tiêu diệt, địch bỏ hết cả xe pháo, luồn rừng rút chạy... Phối hợp với mặt trận chính, ở phía sau lưng, ngày 23-3-1971, Bộ đội Đặc công B5 đã tập kích địch ở Tà Cơn, tiêu diệt 100 tên giặc lái, phá hủy 42 máy bay lên thẳng, phát triển đánh vào khu vực Hướng Hóa, Khe Sanh…

Sau 52 ngày chiến đấu, ta đã giáng cho Mỹ-quân đội Sài Gòn một đòn thất bại nặng nề về cả quân sự lẫn chính trị. Thắng lợi của chiến dịch khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của nghệ thuật thực hành tác chiến chiến dịch phản công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cách đánh độc đáo, hiệu quả cao của Quân đội ta.

Theo TRẦN VĂN TOẢN (QĐND Online)

(Theo tài liệu của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !