Công trình xây dựng đại tượng Phật A Di Đà vì hòa bình thế giới tại chùa Khai Nguyên cao hơn 70m hiện đang được thi công những phần cuối cùng.
Được xây dựng từ năm 2015, với chiều cao khoảng 72m, đế rộng hơn 1.200m2, công trình tượng Phật A Di Đà vì hòa bình thế giới tại chùa Khai Nguyên (Sơn Tây, Hà Nội) hiện đang được thi công những phần cuối cùng, dự kiến khi hoàn thiện sẽ lập kỷ lục công trình tượng Phật lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo đại diện chùa Khai Nguyên, tượng được xây dựng từ sự phát tâm của phật tử, nhân dân, những người yêu mến đạo Phật trên cả nước.
Từ xa, có thể nhìn thấy đài sen vàng rực rỡ với bông hoa sen đỏ được trưng nổi bật trên bàn tay tiếp dẫn.
Trong công trình quy mô lớn này, Đức Phật được tạo hình mỗi bên mắt dài 2m30, kim khẩu (miệng) rộng 3m30. Tai Đức Phật mỗi bên dài hơn 8m. Bàn tay của Đức Phật dài 9m. Đóa sen trên bàn tay trái của Đức Phật đã hoàn thành rất tinh xảo, mang giá trị thẩm mỹ cao. Hiện các phần cuối cùng của đại tượng phật đang dần được hoàn thiện, trong đó có hạng mục bàn tọa hình đài sen.
Anh Nguyễn Bảo, một công nhân trực tiếp tham gia dự án cho biết: “Khi thi công tượng Phật, phần khó nhất là mình phải thiết kế theo tỷ lệ bản vẽ, làm hoàn thiện từng phần rồi với ghép lên. Cái khó nữa là làm sao thể hiện được khuôn mặt của tượng, mình phải thổi được cái thần vào trong đó.
Đại tượng phật A Di Đà vì hòa bình thế giới nổi bật giữa cảnh quan khu vực chùa Khai Nguyên.
Đức Phật được tạo hình mỗi bên mắt dài 2m30, kim khẩu rộng 3m30.
Công trình sắp hoàn thiện, có kiến trúc độc đáo.
Toàn bộ phần đế tượng là một khối nhà cao tầng.
Bàn tay có chiều dài 9m, gốc các ngón tay đường kính 90cm.
Ách thủ ấn cát tường trong lòng bàn tay phải của Đức Phật cũng đã được hoàn thiện với các đường nét hoa văn.
Trong khuôn viên chùa, có những công trình được dựng từ đá ong nguyên khối, khắc tạc thành những tác phẩm có giá trị trong tín ngưỡng tôn giáo.
Không chỉ sở hữu pho tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á, chùa Khai Nguyên còn thu hút du khách thập phương bởi lối kiến trúc độc đáo. Điện Tam bảo của chùa được bài trí 1975 pho tượng Phật lớn nhỏ.
Những di vật có niên đại lịch sử lâu nhất của chùa là hai bia đá được tạc vào niên hiệu Cảnh Hưng thứ mười chín (1759) và niên hiệu Gia Long thứ mười bốn (1816). Chuông đồng của chùa này được đúc vào niên hiệu Tự Đức thứ hai mươi hai (1870).
Chùa Khai Nguyên xưa kia có tên là ''Cổ Liêu Tự'', thường được gọi là Chùa Cheo, thuộc địa danh thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, gần sát với khu di tích lịch sử Đền Măng Sơn. Ngôi chùa có niên đại lịch sử từ nửa đầu thế kỷ XVI. Trải qua thời gian mưa nắng, ngôi chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.
Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.
Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.
7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.
Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.
Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.
Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.