Ban Trị sự chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam đang tổ chức triển lãm trưng bày chuyên đề: “Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo” gồm những tác phẩm điêu khắc tượng thờ bằng nhiều chất liệu: đá, ngọc, hổ phách, san hô, đồng, gỗ và gốm sứ... khá độc đáo và quý hiếm.
Chào xuân Canh Tý (năm 2020), Ban Trị sự chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam tổ chức triển lãm trưng bày chuyên đề: “Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo”, gồm những tác phẩm điêu khắc tượng thờ bằng nhiều chất liệu: đá, ngọc, hổ phách, san hô, đồng, gỗ và gốm sứ thông qua các hình tượng Đức Phật A Di Đà, Đức Thích Ca Mâu Ni, Đức Di Lặc, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát... để các du khách mọi nơi về thăm quan chiêm ngưỡng.
Khu triển lãm văn hóa cổ vật Phật giáo nằm ở hầm điện Tam Thế với diện tích lên đến 800 m2.
Được biết triển lãm này sẽ kéo dài tới tháng 3 âm lịch.
Tượng quan thế âm bằng đồng cuối thế kỷ XIX, thuộc Đại diện nhóm mỹ thuật Phật giáo Trung Quốc.
Theo truyền thuyết,Đạo Phật ra đời tại miền Bắc Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trước Công Nguyên do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Sau khi đắc đạo, Ngài đã truyền bá tư tưởng và giáo lý của mình đến hầu hết các quốc gia ở châu Á. Theo con đường tơ lụa, Đạo Phật truyền sang phương Đông đến các quốc gia: Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên với 2 dòng Bắc tông (Đại Thừa); sang phía Nam (từ Sri Lanka qua đường biển và đến các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như: Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan, miền Nam Việt Nam…) với dòng Nam tông (Tiểu thừa).
Khi du nhập vào các nước, đạo Phật đã hòa nhập với tín ngưỡng bản địa của mỗi quốc gia để hình thành nên đặc trưng văn hóa Phật giáo mang sắc thái riêng của mỗi vùng, miền và được cụ thể hóa thông qua các công trình kiến trúc tôn giáo và nghệ thuật điêu khắc...
Bởi vậy, triển lãm tượng Phật tại chùa Tam Chúc đang thu hút rất đông du khách thập phương tới chiêm bái.
Tại triển lãm này có 119 tượng Phật được trưng bày với nhiều trường phái, đa phần thuộc niên đại từ thế kỷ IX đến thể kỷ thứ XX.
Nhiều Phật tử thành tâm trước những pho tượng Phật cổ kính.
Triển lãm trwng bày nhiều hiện vật, cổ vật mang giá trị ý nghĩa về mặt lịch sử và văn hóa tâm linh.
Triển lãm cũng quy tụ được nhiều bộ sưu tập phản ánh di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam và nhiều quốc gia trong khu vực châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Tượng Bồ tát bằng gỗ, ở thế kỷ XVIII.
Bên cạnh những pho tượng Phật, bộ sưu tập “Bách đỉnh trầm Hương” của Nhà sưu tập Ngô Mười Thương đến từ TP.HCM tập hợp 80 tác phẩm điêu khắc đỉnh cao bằng Ngọc và đá quý cũng được ra mắt công chúng trong dịp này.
Chiêm ngưỡng những pho tượng Phật cổ độc đáo, quý hiếm ở chùa Tam Chúc.
Anh Hùng
Từ khóa: tượng phật chùa lễ hội chùa tam chúc triển lãm
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.
Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.
Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.