Chỉ thị thu “tín hiệu lạ” từ không quân địch

Ngày 25-12-1972, địch ngừng đánh phá. Câu hỏi cấp trên đặt ra là chúng ngừng hẳn hay chỉ tạm ngừng nhân ngày lễ Nô-en? Câu trả lời đã có ngay trong buổi chiều hôm ấy...
Đầu năm 1972, trước tình hình địch có thể liều lĩnh leo lên những nấc thang cao nhất của chiến tranh, trong đó có việc tập kích chiến lược bằng đường không vào các mục tiêu đầu não của ta ở miền Bắc, Thủ trưởng Cục Tình báo - Bộ Tổng tham mưu đã chỉ thị các phương thức, lực lượng của tình báo quân sự khẩn trương thu thập những tin tức, tài liệu có liên quan.

Tạo lập cơ sở, vạch ra những nét tổng quát là trách nhiệm của Phòng nghiên cứu tổng hợp (Phòng 70) thuộc Cục Tình báo. Sau khi rà soát, đánh giá lại toàn bộ lực lượng không quân và hải quân Mỹ, thấy rõ Mỹ coi máy bay ném bom chiến lược B-52 là “bảo bối” lớn nhất, là “con bài tẩy” uy lực nhất, nhiều khả năng chúng sẽ tung ra để “hạ gục” ta, Thủ trưởng Phòng 70 đã giao Thiếu tá Mạc Thành Lâm, cán bộ phụ trách bộ phận hỏi cung tù binh của Phòng nghiên cứu, biên soạn một chuyên đề riêng về B-52.

Lúc ấy, đối với bộ phận hỏi cung tù binh thuộc Phòng 70, B-52 đã là một đối tượng khá quen thuộc bởi ngay từ năm 1968 và đặc biệt là từ cuối năm 1971, khi địch đánh phá trở lại miền Bắc, trong quá trình hỏi cung tù binh là giặc lái Mỹ, Thiếu tá Mạc Thành Lâm và các cộng sự rất chú trọng tìm hiểu khả năng địch dùng B-52 để đánh lên quá vĩ tuyến 20 và Hà Nội.

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, bộ phận hỏi cung tù binh liền tổng hợp các biên bản hỏi cung tù binh đã có, đồng thời tiến hành gặp gỡ một số tên giặc lái Mỹ đang nằm trong trại giam của ta, có hiểu biết tương đối tốt về B-52 để hỏi lại, hỏi thêm, xoáy sâu vào các nội dung: Số lượng B-52 và khả năng bố trí chúng trên các căn cứ không quân của Mỹ ở gần Việt Nam; tính năng chiến thuật, kỹ thuật của B-52; tổ chức đội hình B-52 và các loại máy bay hộ tống trong tác chiến; sự phân chia khu vực mục tiêu giữa không quân chiến thuật và không quân chiến lược Mỹ ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội; đường bay của B-52 từ ngoài biển vào, từ Thái Lan sang miền Bắc Việt Nam; độ cao hành trình, các khu vực tiếp dầu trên không, thành phần yểm trợ không chiến, yểm trợ chế áp pháo cao xạ, tên lửa phòng không, ra-đa của đối phương…

Tháng 6-1972, qua hỏi cung tù binh, ta nắm được một thông tin hết sức quan trọng là tại một vài căn cứ, không quân Mỹ đang tổ chức tập luyện trên sa bàn theo phương án sử dụng B-52 đánh vào Hà Nội. Nhờ vậy, tháng 10-1972, chuyên đề “Dự kiến tập kích đường không chiến lược B-52 vào Hà Nội và các biện pháp đối phó của ta” do Thiếu tá Mạc Thành Lâm trình bày tại một hội nghị quân sự (do Bộ Tổng tham mưu tổ chức, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp chủ trì) đã được đánh giá cao và ngay sau đó được phổ biến cho các đơn vị để nghiên cứu, vận dụng.


Trong việc nắm địch một cách cụ thể, công đầu thuộc về Trung đoàn trinh sát kỹ thuật 75 thuộc Cục Tình báo, mà trực tiếp là Tiểu đoàn thu tin 1, có sự góp sức của Tiểu đoàn định hướng 13 và Tiểu đoàn thu tin 35 (đứng chân, làm nhiệm vụ ở tuyến 1 và chiến trường Trị - Thiên - Huế).

Chỉ thị thu “tín hiệu lạ” từ không quân địch - ảnh 1

Tù binh phi công Mỹ tại nhà tù Hỏa Lò trước khi được trao trả về nước (năm 1973). Ảnh tư liệu.


Ngay sau khi được Đại tá Phan Bình, Cục trưởng Cục Tình báo - chỉ thị tổ chức theo dõi, bám nắm thật chắc không quân địch trong trường hợp chúng quay trở lại đánh phá vĩ tuyến 20, trọng tâm là Hà Nội, Hải Phòng và đặc biệt là phải phát hiện sớm nếu B-52 vào trận, Ban chỉ huy Trung đoàn 75 đã bố trí lại đội hình Tiểu đoàn 1 theo hướng vừa sẵn sàng chiến đấu cao, vừa thu thập thông tin nhanh và tập trung tìm hiểu kỹ về B-52. Nhờ lên phương án tổng tìm và nghiên cứu hợp lý mà Tiểu đoàn 1 đã sớm phát hiện, theo dõi được 10 mạng sóng có dấu hiệu nghi vấn.

Cuối tháng 7-1972, Thiếu úy, thu tin viên Nguyễn Đăng Phúc phát hiện được một tín hiệu xin trở về căn cứ, từ đó lần ra mạng sóng thông tin liên lạc kiểm soát đường bay của không quân chiến lược Mỹ. Tháng 11-1972, Tiểu đoàn 1 khai thác tối đa những sơ hở của địch trên mạng sóng này khi B-52 bay vào đánh phá ở địa bàn nam Khu 4, đã dự kiến dấu hiệu tình báo xuất hiện từ các nguồn chặn thu, tập trung lập phương án nắm địch khi chúng dùng B-52 đánh lớn ra miền Bắc, trong đó có sự kết hợp trinh sát kỹ thuật sóng ngắn và trinh sát kỹ thuật sóng cực ngắn, kết hợp trinh sát kỹ thuật đặt ở trên cao và trinh sát kỹ thuật đặt dưới hầm, kết hợp Tiểu đoàn thu tin 1 và Tiểu đoàn định hướng 13...

Nửa đầu tháng 12-1972, Tiểu đoàn 1 nắm được thông tin Mỹ đưa thêm B-52 và một số loại máy bay chiến thuật đến các căn cứ không quân của chúng ở xung quanh Việt Nam, số lượng máy bay chiến thuật tại căn cứ U-ta-pao (Thái Lan) là 50, tại căn cứ An-đéc-xơn (Gu-am) là 100 và tại căn cứ Đà Nẵng là hơn 100 chiếc…


Ngày 17-12-1972, Tiểu đoàn 1 thu được điện tin Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (đóng tại Ha-oai) gửi Bộ tư lệnh Không quân Mỹ tại Việt Nam (đóng tại căn cứ không quân Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn) ra lệnh đình chỉ việc đi phép, yêu cầu mọi phi công ở lại căn cứ để sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Tin này lập tức được báo cáo lên cấp trên. Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Phó tổng Tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn cùng đánh giá đây là tin rất quan trọng và chỉ thị cho Quân chủng Phòng không-Không quân sẵn sàng chiến đấu. Trinh sát kỹ thuật còn nhận thấy trong hai ngày 16 và 17-12, B-52 ngưng hoạt động, không quân chiến thuật Mỹ không tiến hành trận đánh phá nào, chỉ không quân của hải quân Mỹ là thực hiện vài trận nhỏ lẻ. Rõ ràng, B-52 và không quân chiến thuật Mỹ đang dồn lực lượng để chuẩn bị cho một trận đánh lớn.

Trong đêm 17-12-1972, Tiểu đoàn 1 tiếp tục thu được tin địch ra thông báo tình hình thời tiết khu vực miền Bắc Việt Nam và thông báo mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay trực thăng làm nhiệm vụ cấp cứu phi công gặp nạn. Ngoài ra, Tiểu đoàn còn phát hiện máy bay trinh sát các loại của địch (trong đó có cả máy bay do thám tầng cao EB66) bay nhiều hơn ở khu vực từ Bắc Thanh Hóa trở ra, nhất là vùng Hà Nội, Hải Phòng, tàu sân bay địch cũng dâng cao hơn hẳn ở ngoài Biển Đông…

Sáng 18-12-1972, trinh sát kỹ thuật thu được những tin tức rất quan trọng khác: 4 giờ 00 - “Number One” sẽ di chuyển đến căn cứ An-đéc-xơn; 9 giờ 00- 13 máy bay tiếp dầu KC135 ở một căn cứ gần Việt Nam điểm danh trên mạng; 9 giờ 20 - các tàu sân bay Mỹ ngoài Biển Đông di chuyển lên quá vĩ tuyến 19 (cao một cách bất thường), các tàu khu trục dẫn bay thì còn dâng lên cao hơn nữa…

Thủ trưởng Cục Tình báo đã báo cáo ngay với trên là nhiều khả năng B-52 sắp đánh lớn vào miền Bắc. Đến 13 giờ 30 phút ngày 18-12, qua thu thập bổ sung một số tin tức khác, trinh sát kỹ thuật không chỉ khẳng định B-52 sẽ đánh phá Hà Nội mà còn cung cấp thông tin khá cụ thể về số lượng, thời gian, khu vực, hướng mục tiêu đến.

Chiều tối 18-12-1972, trinh sát kỹ thuật dồn dập báo cáo: 15 giờ 30 - các tốp B-52 lần lượt xuất hiện trên mạng dẫn bay toàn cầu của địch trong hành trình từ Gu-am về phía Việt Nam; 17 giờ 00 - nhiều máy bay tiếp dầu đã bay tới, tập trung tại một khu vực ở cách Phi-líp-pin 180km về phía Bắc, máy bay chỉ huy trên không EC121 và máy bay chỉ huy cấp cứu HC130 điểm danh trên mạng để thực hiện nhiệm vụ vào buổi tối và ban đêm; 19 giờ 00 - các tốp B-52 và máy bay chiến thuật lần lượt điểm danh trên mạng sóng cực ngắn với Đài kiểm soát bay khu vực…

Tới 19 giờ 48 phút thì tiếng bom nổ rền, mở màn chiến dịch “Lai-nơ-bếch-cơ” của địch…

Để tăng cường khả năng nắm địch, Tiểu đoàn 1 tăng số bàn máy thu sóng cực ngắn đang hoạt động từ 5 lên 12, các thu tin viên cũng tăng số giờ làm việc mỗi ngày từ 6 lên 12, có người còn làm việc suốt cả ngày lẫn đêm, chỉ trừ những lúc ăn cơm. Trong bản báo cáo công tác năm 1972 của Trung đoàn 75, có ghi: “100% trận đánh, địch tổ chức lúc nào ta biết lúc ấy và biết sớm từ khi chúng bắt đầu cất cánh. Sau đó là quá trình bay vào mục tiêu, số bị bắn rơi, vị trí phi công rơi, xin cấp cứu”.

Cùng thời gian này, bộ phận hỏi cung tù binh thuộc Phòng 70 đã tích cực khai thác số giặc lái vừa bị ta bắt sống (nhất là số giặc lái B-52) nhằm nắm thêm các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, chiến dịch của địch, kịp thời báo cáo để Bộ Tổng tham mưu phổ biến cho các đơn vị, phục vụ đắc lực các trận đánh trả tiếp theo.

Ngày 25-12-1972, địch ngừng đánh phá. Câu hỏi cấp trên đặt ra là chúng ngừng hẳn hay chỉ tạm ngừng nhân ngày lễ Nô-en? Ngay trong ngày, Tiểu đoàn 35 đã có câu trả lời qua việc thu được điện tin trao đổi giữa 2 sĩ quan cao cấp của quân đội Sài Gòn: “Tổng thống Thiệu phản đối việc ký kết Hiệp định Pa-ri vào thời điểm này”. Cùng ngày, cơ cán đi sâu Đặng Trần Đức của điệp báo chiến lược (làm việc trong Đặc ủy Trung ương tình báo của chính quyền Sài Gòn) có tin khẳng định Mỹ ném bom trở lại miền Bắc không phải để kéo dài chiến tranh mà là để gia tăng sức ép đối với ta và chúng dự kiến tới giữa tháng 1-1973 sẽ ký Hiệp định Pa-ri…

Với thành tích góp phần đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch, Tiểu đoàn thu tin 1 (Trung đoàn trinh sát kỹ thuật 75) đã được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

Theo Vũ Sáng/SKNC/QĐND

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !